• HOME
  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN
    • Lập trình
      • ARDUINO PROJECT
      • ESP8266 PROJECT
      • ESP32 PROJECT
      • RASPBERRY PI PROJECT
      • Vi điều khiển
    • Điện tử ứng dụng
      • Audio / Amplifiers
      • Nguồn điện
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc
      • Biến đổi AC và DC
      • Robotic
      • Cảm biến
      • LED
      • LCD
      • Động cơ bước
      • Mạch linh tinh
      • Test & Measurement
      • RF – FM
    • HOME AUTOMATION
    • Dân dụng
    • Công nghiệp
    • Đồng hồ
      • Clocks
      • Nixie Clock
      • Gixie Clock
      • Lixie Clock
      • Scope Clock
  • KIẾN THỨC CĂN BẢN
    • Điện tử cơ bản
    • Điện tử số
    • PCB
    • Nixie Tube
    • Raspberry Pi
    • Vi điều khiển
    • Arduino
    • IN 3D
  • DOWNLOAD
    • Giáo trình
      • Giáo trình Điện – Điện tử
      • Giáo trình Tự Động Hóa
      • Giáo trình Viễn thông
    • Đề tài
      • Đề tài – Điện – Điện Tử
      • Đề tài – Tự Động Hóa
      • Đề tài – Viễn thông
    • Điện tử ứng dụng
    • Tài liệu nước ngoài
    • Hướng dẫn, sửa chữa
    • Sơ đồ, nguyên lý thiết bị
    • Tiêu chuẩn – Đo lường – Thử nghiệm
    • Datasheet
  • LIÊN HỆ
  • SẢN PHẨM

Mạch Điện Lý Thú

Sơ đồ nguyên lý, PCB, đồ án, tài liệu, DIY

Trang chủ » Kiến thức căn bản » Điện tử cơ bản » Điện trường là gì ?

Điện trường là gì ?

12/01/2021 by admin Để lại bình luận

Đã được đăng vào 20/05/2019 @ 16:26

Điện trường là gì ? 

Mục lục hiện
Điện trường là gì ?
Điện trường, Lực điện trường
Định luật Culông
Cường độ điện trường
Công của lực điện trường, Điện áp, Điện thế
Đơn vị của điện thế:
Đơn vị của điện áp:

Xem thêm:

  • Sự dẫn điện là gì ?
  • Chất điện môi là gì và các ứng dụng của chất điện môi?

 

Điện trường, Lực điện trường

  • Các điện tích cùng dấu đẩy nhau, các điện tích trái dấu hút nhau là do lực tĩnh điện xuất hiện giữa các điện tích đó.
  • Môi trường xung quanh các điện tích có tồn tại lực tĩnh điện gọi là điện trường.
  • Lực tĩnh điện chỉ tồn tại trong điện trường nên lực tĩnh điện còn gọi là lực điện trường

Định luật Culông

  • Một điện tích Q sẽ tạo ra xung quanh nó một điện trường. Đưa vào điện trường này một điện tích dương q ( gọi là điện tích thử ). Lực điện trường tác dụng giữa hai điện tích này có:
  • Độ lớn xác định theo biểu thức của định luật Culông:

 

F = q.Q/d2

d– khoảng cách giữa hai điện tích q và Q

Công thức trên đúng khi không gian xung quanh các điện tích là chân không

Nếu không gian xung quanh các điện tích là chất điện môi có hằng số điện môi e thì lực điện trường giảm đi e lần xác định theo biểu thức:

F= .109.q.Q/e.d2

Như vậy, độ lớn của lực điện trường phụ thuộc độ lớn của các điện tích và có giá trị càng nhỏ tại điểm càng xa điểm đặt điện tích Q ( là điện tích gây nên điện trường ) trong môi trường chân không, lực điện trường là lớn nhất

Trong hệ đơn vị hợp pháp SI:

F có đơn vị là Niu tơn (N);

Q và q có đơn vị là culông (C );

d có đơn vị là mét (m)

Đơn vị đo điện tích là: Culông ( C).

Hai vật nhiễm điện đặt cách nhau 1mét (m) thì lực tính điện tác dụng giữa chúng là 1 Niutơn (N) khi lượng điện tích trong mỗi vật là 1Culông (C).

Trên thực tế, một vật nhiễm lượng điện tích 1 Culông là lượng điện tích rất lớn

  • Phương của lực điện trường là đường thẳng nối hai điện tích Q và q
  • Chiều của lực điện trường hướng ra xa nếu Q dương ( tức là Q và q  cùng dấu, hình H1.2a) và hướng vào nhau nếu Q âm ( tức là Q và q  trái dấu, hình H1.2b)

 Như vậy, lực điện trường là một đại lượng có hướng ( véc tơ )

Cường độ điện trường

  • Lập tỷ số: E = F/q . Gọi E là véc tơ cường độ điện trường ( gọi tắt là cường độ điện trường ) gây bơỉ điện tích Q, không phụ thuộc vào điện tích thử q. Độ lớn của cường độ điện trường E phụ thuộc độ lớn của điện tích Q tạo ra điện trường. ở điểm càng xa so với điểm đặt của điện tích Q, cường độ điện trường càng nhỏ.
  • Độ lớn của cường độ điện trường: E = 9.109.Q/e.d2

Đơn vị của cường độ điện trường: C/m2 . 1 C/m2 là cường độ điện trường sinh bởi điện tích 1 Culông tại điểm cách điện tích đó 1mét.

Ghi chú:

Ở phần sau khi đưa ra khái niệm điện thế, điện áp sẽ có định nghĩa đơn vị đo cường độ điện trường theo đơn vị đo điện thế.

  • Phương của E là đường thẳng nối từ vị trí đặt điện tích Q (tạo ra điện trường) đến điểm cần xác định cường độ điện trường
  • Chiều của E hướng ra xa điện tích Q nếu Q là điện tích dương và hướng về Q nếu Q là điện tích âm.

Nghĩa là: Phương và chiều của cường độ điện trường trùng với lực điện trường

  • Cường độ điện trường đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại mỗi điểm trong điện trường. (Điện trường là gì?)

Công của lực điện trường, Điện áp, Điện thế

  • Trong điện trường sinh bởi điện tích Q, cường độ điện trường E tạo ra lực điện trường F tác dụng lên điện tích thử q dương làm cho diện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường, khoảng cách giữa điểm M và N là d. Công AMN làm điện tích q di chuyển từ M đến N gọi là công của lực điện trường (còn gọi là công của điện trường), AMN không phụ thuộc vào dạng đường di chuyển của q mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu M và điểm cuối N ( nghĩa là chỉ phụ thuộc vào khoảng cách d ):

AMN = F.d = q.E.d

Đơn vị của AMN là Jun (J).

1 Jun là công của lực điện trường có cường độ điện trường 1 C/m2 làm di chuyển điện tích thử 1 Culông một khoảng cách là 1mét.

  • Lập tỷ số UMN  = AMN/q  gọi là điện áp giữa hai điểm M,N trong điện trường có cường độ điện trường E. Do đó:   UMN = q.E.d/q = E.d
  • Cũng trong điện trường đó, công của lực điện trường làm điện tích thử q dương di chuyển từ điểm M đến xa vô cùng là AM¥, công của lực điện trường làm điện tích thử q dương di chuyển từ điểm N đến xa vô cùng là AN¥. Vì vậy, AMN = AM¥ – AN¥
  • Lập tỷ số: AMN/q = AM¥ /q – AN¥/q. Đặt:
  • jM = AM¥ /q gọi là điện thế tại điểm M trong điện trường
  • jN = AN¥/q gọi là điện thế tại điểm N trong điện trường
  • jM – jN gọi là hiệu điện thế giữa hai điểm M,N. Điện áp giữa hai điểm trong điện trường là hiệu điện thế giữa hai điểm đó. (Điện trường là gì?)

Từ những trình bày ở trên, có thể nói:

Điện tích đứng yên đã tạo ra một điện trường xung quanh điện tích đó.

Điện trường này đã dự trữ một năng lượng và có khả năng sinh công  làm cho điện tích khác chuyển động trong điện trường.

Điện thế tại mỗi điểm trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường tại điểm đó.

Giữa hai điểm trong điện trường có sự chênh lệch về điện thế ( điện áp ).

Ngựơc lại, nếu có một điện áp đặt tại hai điểm trong chất điện môi ( vật chất ) nào đó, thì sẽ tạo ra một điện trường giữa hai điểm đó

Nghĩa là trong chất điện môi đó đã tích trữ  một lượng điện tích.

Trong trường hợp đó nói rằng:

Vật chất đã tích luỹ một năng lượng dưới dạng điện trường.

Đơn vị của điện thế:

Từ những quan hệ trên rút ra j = Q/d.

Do đó, đơn vị của điện thế là Vôn (V). V = C/m

Trong điện trường sinh bởi điện tích 1 Culông, tại điểm cách xa điện tích đó 1 mét, có điện thế bằng 1 Vôn.

Điện trường do điện tích tạo ra càng lớn thì điện thế tại một điểm trong điện trường đó càng lớn.

Điểm càng xa điểm đặt của điện tích có điện thế càng nhỏ

Đơn vị của điện áp:

Vì điện áp là hiệu điện thế nên đơn vị của điện áp cũng là Vôn (V).

1 Vôn là điện áp giữa hai điểm cách nhau 1 mét trong điện trường có cường độ 1C/1m2 sinh bởi điện tích 1 Culông.

Một định nghĩa khác của đơn vị cường độ điện trường:

Từ định nghĩa đơn vị của điện thế (V) ta có:

C/m2= V/m

1V/m là cường độ điện trường sinh bởi điện tích 1 Culông tại điểm cách điện tích đó 1mét.


Hình 1.3a, 1.3b
  • Trên hình H1.3 a

Giả sử điện tích Q dương đặt tại điểm O sinh ra điện trường xung quanh điểm đó.

Hai điểm M, N trong điện trường thẳng hàng với O.

Rõ ràng: EM > EN , jM > jN , UMN > 0

Chiều dương của điện áp từ điểm có điện thế cao M đến điểm có điện thế thấp N .

Chiều dương của điện áp ùng chiều với cường độ điện trường.

Trong điện trường này, điện tích q dương chuyển động từ điểm M đến điểm N (cùng chiều với cường độ điện trường )

Điện tích q âm chuyển động từ điểm N đến điểm M ( ngược chiều với cường độ điện trường).(Điện trường là gì?)

  • Trên hình H1.3 b

Giả sử điện tích Q âm đặt tại điểm O sinh ra điện trường xung quanh điểm đó.

Hai điểm M, N trong điện trường thẳng hàng với O.

 Rõ ràng: EM > EN , jM < jN , UMN > 0

Chiều dương của điện áp từ điểm có điện thế cao N đến điểm có điện thế thấp M .

Chiều dương của điện áp cùng chiều với cường độ điện trường.

Trong điện trường này, điện tích q dương chuyển động từ điểm N đến điểm M (cùng chiều với cường độ điện trường )

Điện tích q âm chuyển động từ điểm M đến điểm N ( ngược chiều với cường độ điện trường).

Vậy chiều dương của điện áp luôn cùng chiều với cường độ điện trường.

Điện tích dương chuyển động cùng chiều với cường độ điện trường, điện tích âm thì ngược lại.

5 / 5 ( 1 bình chọn )

You May Also Like

Sự dẫn điện là gì ?
Sự dẫn điện là gì ?
Bảng tra tham số transitor công suất nhỏ (tín hiệu) TB hay BJT
Bảng tra tham số transitor công suất nhỏ (tín hiệu) TB hay BJT
Varistor hay Tụ chống sét là gì?
Varistor hay Tụ chống sét là gì?

Thuộc chủ đề:Điện tử cơ bản Tag với:culong, điện trường, lực điện trường

Bài viết trước « Kiểm tra tụ chống sét
Bài viết sau Cấp nguồn và phân cực cho Transistor như thế nào »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook
  • RSS

Bạn đang tìm gì?

Bài viết mới nhất

Mạch ổn áp LM317-LM337 nguồn đối xứng +-5V

Mạch ổn áp LM317-LM337 nguồn đối xứng +-5V

19/01/2021

Bảng tra tham số transitor công suất nhỏ (tín hiệu) TB hay BJT

Bảng tra tham số transitor công suất nhỏ (tín hiệu) TB hay BJT

18/01/2021

Varistor hay Tụ chống sét là gì?

Varistor hay Tụ chống sét là gì?

17/01/2021

Chất bán dẫn là gì?

Chất bán dẫn là gì?

16/01/2021

Cuộn cảm

Cuộn cảm

15/01/2021

Zalo hỏi đáp 24/7

Chuyên mục

  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN (223)
    • Công nghiệp (16)
    • Dân dụng (27)
    • Điện tử ứng dụng (169)
      • Audio / Amplifiers (34)
      • Biến đổi AC và DC (23)
      • Cảm biến (40)
      • Động cơ bước (6)
      • Kiểm thử và đo đạc (23)
      • LCD (11)
      • LED (19)
      • Mạch linh tinh (27)
      • Nguồn điện (39)
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc (22)
      • RF – FM (3)
      • Robotic (2)
    • Đồng hồ (6)
      • Clocks (3)
      • Nixie Clock (3)
    • HOME AUTOMATION (25)
    • Lập trình (72)
      • ARDUINO PROJECT (32)
      • ESP32 PROJECT (1)
      • ESP8266 PROJECT (25)
      • RASPBERRY PI PROJECT (7)
      • Vi điều khiển (11)
  • Kiến thức căn bản (145)
    • Arduino (34)
    • Điện tử cơ bản (70)
    • Điện tử số (7)
    • IN 3D (9)
    • Nixie Tube (13)
    • PCB (11)
    • Raspberry Pi (9)
    • Vi điều khiển (4)

Footer

Bài viết mới nhất

  • Mạch ổn áp LM317-LM337 nguồn đối xứng +-5V
  • Bảng tra tham số transitor công suất nhỏ (tín hiệu) TB hay BJT
  • Varistor hay Tụ chống sét là gì?
  • Chất bán dẫn là gì?
  • Cuộn cảm
  • Tính giá trị tụ mắc song song, mắc nối tiếp

Bình luận mới nhất

  • admin trong Mạch Ampli 100W dùng IC TDA7294
  • Viet trong Mạch Ampli 100W dùng IC TDA7294
  • admin trong Hack hệ thống CAN bus trên ô tô
  • Nguyen Tien trong Hack hệ thống CAN bus trên ô tô

Tìm kiếm

Tất cả nội dung trên website chỉ dùng để tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về thông tin thành viên đăng tải lên website và xóa bài viết khi có vi phạm bản quyền tác giả.