• HOME
  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN
    • Lập trình
      • ARDUINO PROJECT
      • ESP8266 PROJECT
      • ESP32 PROJECT
      • RASPBERRY PI PROJECT
      • Vi điều khiển
    • Điện tử ứng dụng
      • Audio / Amplifiers
      • Nguồn điện
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc
      • Biến đổi AC và DC
      • Robotic
      • Cảm biến
      • LED
      • LCD
      • Động cơ bước
      • Mạch linh tinh
      • Test & Measurement
      • RF – FM
    • HOME AUTOMATION
    • Dân dụng
    • Công nghiệp
    • Đồng hồ
      • Clocks
      • Nixie Clock
      • Gixie Clock
      • Lixie Clock
      • Scope Clock
  • KIẾN THỨC CĂN BẢN
    • Điện tử cơ bản
    • Điện tử số
    • PCB
    • Nixie Tube
    • Raspberry Pi
    • Vi điều khiển
    • Arduino
    • IN 3D
  • DOWNLOAD
    • Giáo trình
      • Giáo trình Điện – Điện tử
      • Giáo trình Tự Động Hóa
      • Giáo trình Viễn thông
    • Đề tài
      • Đề tài – Điện – Điện Tử
      • Đề tài – Tự Động Hóa
      • Đề tài – Viễn thông
    • Điện tử ứng dụng
    • Tài liệu nước ngoài
    • Hướng dẫn, sửa chữa
    • Sơ đồ, nguyên lý thiết bị
    • Tiêu chuẩn – Đo lường – Thử nghiệm
    • Datasheet
  • LIÊN HỆ
  • SẢN PHẨM

Mạch Điện Lý Thú

Sơ đồ nguyên lý, PCB, đồ án, tài liệu, DIY

Trang chủ » DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN » HOME AUTOMATION » Điều khiển thiết bị bằng giọng nói thông qua Google Assistant Tiếng Việt sử dụng ESP8266, Blynk và IFTTT

Điều khiển thiết bị bằng giọng nói thông qua Google Assistant Tiếng Việt sử dụng ESP8266, Blynk và IFTTT

28/07/2020 by admin Để lại bình luận

Điều khiển thiết bị bằng giọng nói thông qua Google Assistant Tiếng Việt sử dụng ESP8266, Blynk và IFTTT

Mục lục hiện
Điều khiển thiết bị bằng giọng nói thông qua Google Assistant Tiếng Việt sử dụng ESP8266, Blynk và IFTTT
Hướng dẫn tạo dự án mới trên App Blynk
Đăng nhập và kết nối với IFTTT
Đặt câu lệnh thực thi trên Google Assistant
Cấu hình Webhooks
Lưu ý:
Code:
Lời kết

Trong bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng trợ lý ảo Google Assistant Tiếng Việt để bật/tắt các thiết bị trong gia đình và điều khiển trực tiếp thông qua App Blynk.

Hướng dẫn tạo dự án mới trên App Blynk

Bước đầu tiên các bạn cần tạo một Project mới trên App Blynk để có thể điều khiển được các thiết bị.

Trong trường hợp các bạn lần đầu tiên tiếp cận và chưa biết cách cài đặt và tạo mới trên App Blynk thì các bạn có thể đọc tham khảo bài viết bên dưới, để có thể hiểu hơn trong quá trình làm cho dự án của mình.

  • Hướng dẫn cài đặt ESP8266 và kết nối với Blynk

Đăng nhập và kết nối với IFTTT

Việc kết nối và điều khiển các thiết bị từ ESP8266 với Blynk thật sự dễ dàng.

Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây làm sao để Blynk hiểu được những câu lệnh như bật đèn, tắt đèn… để truyền đến NodeMCU ESP8266 và thực thi hành động.

Vì thế để giải quyêt vấn đề này chúng ta cần có một trang Web làm trung gian và IFTTT là một lựa chọn tốt cho dự án này.

Bước đầu tiên chúng ta đăng nhập vào Web IFTTT để đăng ký tài khoản ở đây mình đăng ký bằng tài khoản Google các bạn có thể đăng ký bằng Facebook.

Sau khi đăng nhập thành công các bạn Click vào “My Applets” và chọn “New Applet” để tạo một dự án mới.

Bấm vào  + this

Tìm kiếm đến Google Assistant và bấm kết nối.

Đặt câu lệnh thực thi trên Google Assistant

Chọn thẻ “Say a simple phrase.”

  • What do you want to say?: Chúng ta đặt tên câu lệnh cần nói ở đây mình đặt là “turn on”.
  • Ngoài ra ở 2 mục tiếp theo các bạn có thể đặt thêm những câu lệnh khác để có thể bật/tắt thiết bị của mình.
  • What do you want the Assistant to say in the response?: Ở phần này là câu phản hồi từ Google Assistant khi mình thực hiện lệnh vừa nói.

Cấu hình Webhooks

Tiếp theo ta chọn  + that 

Và chọn Webhooks nhé.

Nhấn vào “Connect” và chọn “Make a Web request”.

Chúng ta điền đầy đủ các thông tin trên trường hiển thị.

  • URL: Nhập URL theo cú pháp sau: http://188.166.206.43/YourAuthTokenHere/update/DigitalPinToBeUpdateHere
    • http://188.166.206.43: Đây là URL của Blynk Server.
    • YourAuthTokenHere: Mã Token được cấp khi chúng ta tạo một dự án mới trên App Blynk.
    • DigitalPinToBeUpdateHere: Chân được cấu hình để điều khiển thiết bị.
  • Method: Chọn PUT.
  • Content Type: Chọn application/json.
  • Body: Chúng ta điền vào [“1”], nghĩa là đang bật thiết bị.

Sau khi đã điền đầy đủ thông tin nhấn “Create action” để hoàn tất nhé.

Tương tự các bạn tự làm cho phần “tắt đèn” nhé.

Kết quả khi đã làm xong.

Lưu ý:

Ở phần chọn chân để điều khiển thiết bị, các bạn chọn pin “GPIO” để khi IFTTT truyền các lệnh xuống ESP8266 có thể hiểu được.

Ví dụ: Trong bài viết hôm nay mình chọn chân “GPIO16” thì mình sẽ điền là D16.

Code:

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
#define BLYNK_PRINT Serial
#include <ESP8266WiFi.h>
#include <BlynkSimpleEsp8266.h>
 
char auth[] = "90e6fc3ed332435587af6799fb58de88";
 
// Your WiFi credentials.
// Set password to "" for open networks.
char ssid[] = "CAFE GALAXY_2.4G";
char pass[] = "xxxxxx";
 
void setup()
{
  // Debug console
  Serial.begin(9600);
 
  Blynk.begin(auth, ssid, pass);
}
 
void loop()
{
  Blynk.run();
}

Lời kết

Thật thú vị phải không các bạn, qua bài hôm nay các bạn có thể thực hiện cho mình một dự án nhỏ ngay trong ngôi nhà của mình bằng việc sử dụng Google Assistant và trong chuỗi bài viết về ESP8266 với Google Assistant bằng ngôn ngữ Tiếng Việt 

Trong bài tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn các thực hiện trên Web Server của Adafruit các bạn chờ xem nhé.

Trong quá trình thực hiện mọi thắc mắc các bạn nhớ Comment bên dưới bài viết mình sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.

Nguồn: arduinokit.vn

5 / 5 ( 1 bình chọn )

You May Also Like

Giám sát nhiệt độ, độ ẩm (DHT11) thông qua Thingspeak bằng NodeMCU ESP8266
Điều khiển thiết bị thông qua Cayenne Mydevices và NodeMCU ESP8266
Phát hiện mưa (Rain Sensor) sử dụng NodeMCU ESP8266

Thuộc chủ đề:ESP8266 PROJECT, HOME AUTOMATION Tag với:blynk, esp8266, Google Assistant, IFTTT

Bài viết trước « LED RGB sử dụng NodeMCU ESP8266 thay đổi màu sắc trên App Blynk
Bài viết sau Điều khiển thiết bị bằng giọng nói thông qua Google Assitant sử dụng ESP8266, Adafruit, IFTTT »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook
  • RSS

Bạn đang tìm gì?

Bài viết mới nhất

Nguyên tắc hoạt động mạch vợt muỗi và cách lắp mạch nhân áp

Nguyên tắc hoạt động mạch vợt muỗi và cách lắp mạch nhân áp

04/03/2021

Làm sao để tăng điện áp? Sử dụng IC, Module gì, mạch điện thế nào?

Làm sao để tăng điện áp? Sử dụng IC, Module gì, mạch điện thế nào?

03/03/2021

Mua đồng hồ vạn năng loại kim hay số?

Mua đồng hồ vạn năng loại kim hay số?

02/03/2021

Amply mạch Class D tiếng nhạc có hay không?

Amply mạch Class D tiếng nhạc có hay không?

01/03/2021

Chất điện môi là gì và các ứng dụng của chất điện môi?

Chất điện môi là gì và các ứng dụng của chất điện môi?

28/02/2021

Zalo hỏi đáp 24/7

Chuyên mục

  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN (223)
    • Công nghiệp (16)
    • Dân dụng (27)
    • Điện tử ứng dụng (169)
      • Audio / Amplifiers (34)
      • Biến đổi AC và DC (23)
      • Cảm biến (40)
      • Động cơ bước (6)
      • Kiểm thử và đo đạc (23)
      • LCD (11)
      • LED (19)
      • Mạch linh tinh (27)
      • Nguồn điện (39)
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc (22)
      • RF – FM (3)
      • Robotic (2)
    • Đồng hồ (6)
      • Clocks (3)
      • Nixie Clock (3)
    • HOME AUTOMATION (25)
    • Lập trình (72)
      • ARDUINO PROJECT (32)
      • ESP32 PROJECT (1)
      • ESP8266 PROJECT (25)
      • RASPBERRY PI PROJECT (7)
      • Vi điều khiển (11)
  • Kiến thức căn bản (145)
    • Arduino (34)
    • Điện tử cơ bản (70)
    • Điện tử số (7)
    • IN 3D (9)
    • Nixie Tube (13)
    • PCB (11)
    • Raspberry Pi (9)
    • Vi điều khiển (4)

Footer

Bài viết mới nhất

  • Nguyên tắc hoạt động mạch vợt muỗi và cách lắp mạch nhân áp
  • Làm sao để tăng điện áp? Sử dụng IC, Module gì, mạch điện thế nào?
  • Mua đồng hồ vạn năng loại kim hay số?
  • Amply mạch Class D tiếng nhạc có hay không?
  • Chất điện môi là gì và các ứng dụng của chất điện môi?
  • Chất dẫn điện là gì? Phân loại và ứng dụng chất dẫn điện?

Bình luận mới nhất

  • admin trong Mạch điều khiển đèn tự động dùng quang trở và 555
  • Kiệt trong Mạch điều khiển đèn tự động dùng quang trở và 555
  • admin trong Mạch Ampli 100W dùng IC TDA7294
  • Viet trong Mạch Ampli 100W dùng IC TDA7294

Tìm kiếm

Tất cả nội dung trên website chỉ dùng để tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về thông tin thành viên đăng tải lên website và xóa bài viết khi có vi phạm bản quyền tác giả.