• HOME
  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN
    • Lập trình
      • ARDUINO PROJECT
      • ESP8266 PROJECT
      • ESP32 PROJECT
      • RASPBERRY PI PROJECT
      • Vi điều khiển
    • Điện tử ứng dụng
      • Audio / Amplifiers
      • Nguồn điện
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc
      • Biến đổi AC và DC
      • Robotic
      • Cảm biến
      • LED
      • LCD
      • Động cơ bước
      • Mạch linh tinh
      • Test & Measurement
      • RF – FM
    • Nixie Clock
    • HOME AUTOMATION
    • Dân dụng
    • Công nghiệp
  • KIẾN THỨC CĂN BẢN
    • Điện tử cơ bản
    • Điện tử số
    • PCB
    • Nixie Tube
    • Raspberry Pi
    • Vi điều khiển
    • Arduino
    • IN 3D
  • DOWNLOAD
    • Phần mềm điện tử
    • Giáo trình
      • Giáo trình Điện – Điện tử
      • Giáo trình Tự Động Hóa
      • Giáo trình Viễn thông
    • Đề tài
      • Đề tài – Điện – Điện Tử
      • Đề tài – Tự Động Hóa
      • Đề tài – Viễn thông
    • Điện tử ứng dụng
    • Tài liệu nước ngoài
    • Hướng dẫn, sửa chữa
    • Sơ đồ, nguyên lý thiết bị
    • Tiêu chuẩn – Đo lường – Thử nghiệm
    • Datasheet
  • LIÊN HỆ
  • SẢN PHẨM

Mạch Điện Lý Thú

Sơ đồ nguyên lý, PCB, đồ án, tài liệu, DIY

Trang chủ » Kiến thức căn bản » Nixie Tube » Đồng hồ dùng bóng đèn điện tử – Nixie clock

Đồng hồ dùng bóng đèn điện tử – Nixie clock

24/06/2022 by admin Để lại bình luận

Đã được đăng vào 19/10/2020 @ 15:49

Đồng hồ dùng bóng đèn điện tử – Nixie clock

Mục lục hiện
Đồng hồ dùng bóng đèn điện tử – Nixie clock
1. Nixie clock – Đồng hồ dùng bóng nixie tube
2. Bên trong nixie tube có những gì?
3. Hoạt động
4. Bóng đèn Nixie thế hệ mới – Making a Nixie Tube

Đèn Nixie hay ống Nixie, hiển thị catốt (Cathode) lạnh, là một loại linh kiện điện tử để hiển thị số hoặc các thông tin khác bằng cách phát sáng.

 

Màn hình hiển thị hoạt động theo nguyên lý của đèn huỳnh quang, được giới thiệu năm 1957.

Nguyên tắc của đèn Nixie đã được biết đến từ những năm 1920, nhưng không được ứng dụng cho đến khi xử lý tín hiệu số ra đời vào những năm 1950.

“Nixie” được Burroughs Corporation đăng ký là một nhãn hiệu tại Hoa Kỳ năm 1954, và là tên viết tắt của “Numeric Indicator eXperimental no.1“, tên của một phác thảo đầu tiên của ống đó.

Sau đó nhà sản xuất điện thoại Ericsson Telephones Limited (ETL) của Anh đã sử dụng thương hiệu “Digitron” cho đèn này vì các lý do pháp lý.

Máy đếm tần Systron-Donner năm 1973 dùng hiển thị Nixie

Xem thêm:

  • IN-8-2 (ИН-8-2)
  • Mạch nâng áp 12v -> 180V cho Nixie Tube

Vào những thập niên 60, khi kỹ thuật điện tử và bán dẫn còn ở thời kỳ sơ khai và công nghệ hiển thị led 7 đoạn và LCD còn chưa hình thành trong giấc mơ của nhân loại thì bóng đèn điện tử chân không đã ra đời.

Bên cạnh các bóng đèn khuếch đại được sử dụng trong các mạch âm thanh, mạch điều khiển các thiết bị quân sự…

Nhằm đáp ứng cho nhu cầu hiển thị số liệu trong thiết bị đo đếm hay liên lạc thì người ta đã sản xuất ra bóng đèn chân không hiển thị số và các ký tự đặc biệt có tên gọi là Nixie tube – đèn Nixie.

Một phần nhỏ của bộ sưu tập Nixie Tube

1. Nixie clock – Đồng hồ dùng bóng nixie tube

Đồng hồ sử dụng bóng Nixie

Sự hồi sinh của bóng đèn điện tử trong các thiết kế về âm thanh cao cấp phần nào nói lên rằng

“Dù công nghệ và kỹ thuật số có phát triển đến đâu thì vẫn không thể nào thay thế hoàn toàn cho kỹ thuật analog truyền thống ”

Bởi lẽ giác quan và cảm nhận nghệ thuật của con người đã đạt đến độ tinh tế tới mức không có một máy móc nào mô phỏng được.

Cũng chính vì vậy khi đã quá nhàm chán với sự rời rạc của DAC trong âm thanh, của pixel trong hình ảnh, của khô cứng trong hiển thị số bằng led 7 đoạn… người ta lại tìm về những thứ một thời đã đi vào quên lãng .

Những chủ đề về Amplyfier đèn, về cơ đĩa than, những bức ảnh chụp bằng phim…luôn là những đề tài hấp dẫn mà chưa có hồi kết thúc.

Trở lại với bóng đèn nixie tube ngày xưa chỉ được dùng trong các máy đo cồng kềnh thì bây giờ nixie tube đã có một đời sống mới – Nixie clock.

Cấu tạo cơ bản của 1 bộ Nixie Clock

 


Sơ đồ nguyên lý thường gặp của Nixie Clock

2. Bên trong nixie tube có những gì?

Cấu tạo của bóng nixie bao gồm có 2 phần đó là:

  • Cực dương anode
  • Cực âm cathodes

 

Cấu tạo bên trong của bóng đèn điện tử Nixie

Anode được cấu tạo bởi một màng lưới bao bọc xung quanh còn cathodes là các thanh kim loại được uốn thành các con số hoặc ký tự nằm xen kẽ lẫn nhau .

Các thành phần này được cho vào ống thủy tinh hút chân không và trong môi trường của ống người ta thêm vào các chất khí ở áp suất thấp

Thông thường chủ yếu là neon và thường một ít thủy ngân hoặc argon.

Hình dạng thực tế của cathodes

3. Hoạt động

Đặt giữa anodes và cathodes một điện áp 170V một chiều với dòng điện cỡ vài miliamperes (mA) thì sẽ xuất hiện hiện tượng phóng điện và phát xạ ánh sáng mầu vàng từ cathodes

Vì cathodes được uốn thành hình các con số hoặc ký tự nên khi phát xạ ánh sáng nó sẽ xuyên qua các thành phần cathodes khác và xuyên qua cả lớp lưới anode để ra ngoài .

Để điều khiển cho bóng đèn hoạt động ta chỉ việc cấp vào anode một điện áp dương 170V và di chuyển cực âm vào các chân cathodes còn lại .

Với bóng số thì có 10 cathodes tương ứng với 10 số từ 0 – 9 .

Mạch test thử với bóng nixie

Dĩ nhiên trên đây là mạch thử với các cathodes được cấp bằng tay còn đồng hồ thật thì bạn phải thiết kế mạch điện để nó tự động cấp các ngõ ra hiển thị các con số vào đúng thời điểm quy định – Đó chính là nguyên tắc của đồng hồ.

Mạch test bóng các bạn có thể xem ở đây: Mạch nâng áp 12v -> 180V cho Nixie Tube

4. Bóng đèn Nixie thế hệ mới – Making a Nixie Tube

Ngày nay, một số cá nhân đam mê bóng Nixie đã tự nghiên cứu và sản xuất.

Các bạn có thể xem quy trình sản xuất ở video dưới đây:

5/5 - (1 bình chọn)
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter

Bài viết liên quan

IV-9 (ИВ-9) (Reflector/ Sovtec)
IV-9 (ИВ-9) (Reflector/ Sovtec)
B-5025 (shape 1) (Burroughs)
B-5025 (shape 1) (Burroughs)
B-5025 (shape 2) (Burroughs)
B-5025 (shape 2) (Burroughs)

Thuộc chủ đề:Nixie Clock, Nixie Tube Tag với:nixie, nixie clock, nixie tube

Bài viết trước « Hướng dẫn tạo thư viện Altium
Bài viết sau Thiết kế mạch in trên Altium cho người mới »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Zalo hỏi đáp 24/7

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook
  • RSS

Bạn đang tìm gì?

Bài viết mới nhất

Thuyết điện tử

Thuyết điện tử

29/06/2022

Thông số các loại lõi Ferit và lõi thép kỹ thuật

Thông số các loại lõi Ferit và lõi thép kỹ thuật

29/06/2022

Triac là gì, Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Triac là gì, Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

29/06/2022

Thông số dây quấn cách điện cho máy biến áp và cuộn kháng

Thông số dây quấn cách điện cho máy biến áp và cuộn kháng

29/06/2022

Dùng thuyết điện tử để giải thích các hiện tượng nhiễm điện

Dùng thuyết điện tử để giải thích các hiện tượng nhiễm điện

29/06/2022

Chuyên mục

  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN (247)
    • Công nghiệp (16)
    • Dân dụng (28)
    • Điện tử ứng dụng (178)
      • Audio / Amplifiers (34)
      • Biến đổi AC và DC (23)
      • Cảm biến (43)
      • Động cơ bước (6)
      • Kiểm thử và đo đạc (23)
      • LCD (15)
      • LED (19)
      • Mạch linh tinh (27)
      • Nguồn điện (39)
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc (22)
      • RF – FM (5)
      • Robotic (2)
    • HOME AUTOMATION (27)
    • Lập trình (94)
      • ARDUINO PROJECT (39)
      • ESP32 PROJECT (6)
      • ESP8266 PROJECT (29)
      • RASPBERRY PI PROJECT (9)
      • Vi điều khiển (24)
    • Nixie Clock (3)
  • Kiến thức căn bản (165)
    • Arduino (36)
    • Điện tử cơ bản (72)
    • Điện tử số (9)
    • IN 3D (9)
    • Nixie Tube (13)
    • PCB (18)
    • Raspberry Pi (10)
    • Vi điều khiển (16)

Footer

Bài viết mới nhất

  • Thuyết điện tử
  • Thông số các loại lõi Ferit và lõi thép kỹ thuật
  • Triac là gì, Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
  • Thông số dây quấn cách điện cho máy biến áp và cuộn kháng
  • Dùng thuyết điện tử để giải thích các hiện tượng nhiễm điện
  • Điện áp, dòng điện là gì

Bình luận mới nhất

  • admin trong Đĩa VCD 300 Game Điện Tử 4 Nút Chơi Trên Đầu Đĩa QISHENG
  • Ernesto trong Nguyên lý cảm biến siêu âm chống nước JSN-SR04T và sơ đồ mạch
  • admin trong Mạch Ampli 19W dùng IC LA4440
  • Hoài trong Cách thay thế transistor tương đương

Tìm kiếm

Tất cả nội dung trên website chỉ dùng để tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về thông tin thành viên đăng tải lên website và xóa bài viết khi có vi phạm bản quyền tác giả.