• HOME
  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN
    • Lập trình
      • ARDUINO PROJECT
      • ESP8266 PROJECT
      • ESP32 PROJECT
      • RASPBERRY PI PROJECT
      • Vi điều khiển
    • Điện tử ứng dụng
      • Audio / Amplifiers
      • Nguồn điện
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc
      • Biến đổi AC và DC
      • Robotic
      • Cảm biến
      • LED
      • LCD
      • Động cơ bước
      • Mạch linh tinh
      • Test & Measurement
      • RF – FM
    • Nixie Clock
    • HOME AUTOMATION
    • Dân dụng
    • Công nghiệp
  • KIẾN THỨC CĂN BẢN
    • Điện tử cơ bản
    • Điện tử số
    • PCB
    • Nixie Tube
    • Raspberry Pi
    • Vi điều khiển
    • Arduino
    • IN 3D
  • DOWNLOAD
    • Phần mềm điện tử
    • Giáo trình
      • Giáo trình Điện – Điện tử
      • Giáo trình Tự Động Hóa
      • Giáo trình Viễn thông
    • Đề tài
      • Đề tài – Điện – Điện Tử
      • Đề tài – Tự Động Hóa
      • Đề tài – Viễn thông
    • Điện tử ứng dụng
    • Tài liệu nước ngoài
    • Hướng dẫn, sửa chữa
    • Sơ đồ, nguyên lý thiết bị
    • Tiêu chuẩn – Đo lường – Thử nghiệm
    • Datasheet
  • LIÊN HỆ
  • SẢN PHẨM

Mạch Điện Lý Thú

Sơ đồ nguyên lý, PCB, đồ án, tài liệu, DIY

Trang chủ » DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN » Lập trình » ARDUINO PROJECT » Đo khoảng cách (cm-inch) với cảm biến siêu âm SR04T và Arduino

Đo khoảng cách (cm-inch) với cảm biến siêu âm SR04T và Arduino

27/05/2025 by admin Để lại bình luận

Đã được đăng vào 05/06/2019 @ 10:30

Đo khoảng cách (cm-inch) với cảm biến siêu âm SR04T và Arduino

Mục lục hiện
Đo khoảng cách (cm-inch) với cảm biến siêu âm SR04T và Arduino
VẬT TƯ CẦN THIẾT
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
Sơ đồ chân kết nối
THƯ VIỆN CHO CẢM BIẾN SIÊU ÂM
CODE
TEST

Dưới đây là hướng dẫn đo khoảng cách sử dụng các module siêu âm có sẵn trên thị trường.

Các bạn có thể sử dụng Module siêu âm chống nước JSN-SR04T hoặc Module siêu âm KHÔNG chống nước HC-SR04.

Code hoạt động trên cả 2 loại và không cần chỉnh sửa gì cả, ráp đúng chân là chạy.

Xem thêm:

  • Nguyên lý cảm biến siêu âm chống nước JSN-SR04T và sơ đồ mạch
  • Đo mức nước, mức nhiên liệu đang có trong bồn, bể chứa sử dụng cảm biến siêu âm SR04 và Arduino
  • Đo khoảng cách bằng cảm biến siêu âm HC-SRF04

Module JSN-SR04T – Chống nước
Module HC-SR04 – Không chống nước

Trong bài viết này, mình sẽ lập trình bằng Arduino để đo khoảng cách:

  • Đơn vị đo “cm” hoặc “inch”
  • Hiển thị đồng thời qua màn LCD 16×2 và Serial qua máy tính
  • Hiển thị LCD 16×2 dùng giao tiếp I2C – Yêu cầu mua module chuyển đổi I2C cho LCD (Nếu không muốn dùng I2C có thể tham khảo bài sau để sử dụng cách mắc trực tiếp LCD – Hơi tốn chân GPIO của board Arduino nhưng đỡ tiền mua module I2C)
  • Đo môi trường ngoài không khí và trong môi trường nước (Thả chìm đầu đo và nước)

 

VẬT TƯ CẦN THIẾT

Ở bài này dùng Arduino Uno

-01 module cảm biến siêu âm JSN-SR04T hoăc HC-SR04

Module JSN-SR04T
Đầu dò siêu âm chống nước của module JSN-SR04T

Module siêu âm chống nước JSN-SR04T rất tiện dụng cho các ứng dụng ngoài trời như cảm biến đỗ xe; đo khoảng cách ngoài trời; đo mức nước bể cá, bể nước, đo mức nhiên liệu xăng, dầu,…

Bảng thông số của module JSN-SR04T mình trích ra từ tài liệu nhà sản xuất: Download

Giải thích:

Điện áp hoạt động DC 3 – 5.5V
Dòng tiêu thụ Khoảng 8mA
Tần số đầu dò 40KHz
Dải đo 20cm – 600cm
Sai số +- 1cm
Độ phân giải 1mm
Góc mở đầu dò 75 độ

Chú ý:

Vì cảm biến JSN-SR04T có góc mở rất lớn ( >= 75 độ) nên KHÔNG phù hợp đo khoảng cách trong không gian chật hẹp.

Chỉ nên dùng trong không gian mở như ngoài trời hoặc bể chứa kích thước lớn- không vật cản.

Nếu đo trong không gian chật hẹp thì sai số rất lớn do sóng phản xạ lại bị va đập vào vật cản hoặc thành bể – bình chứa.

Ảnh dưới mô tả góc quét và phản xạ của 1 loại cảm biến siêu âm trên thị trường, tùy loại sẽ có góc khác nhau:

Góc quét và phản xạ của 1 loại cảm biến siêu âm

LCD 16×2
Module chuyển đổi I2C cho LCD1602
LCD sau khi gắn module chuyển đổi

 

SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ

Bấm vào để xem kích thước đầy đủ

Sơ đồ chân kết nối

MODULE PIN ARDUINO PIN
Trigger pin (Module SR04) Pin 11
Echo Pin (Module SR04) Pin 12
SDA Pin (LCD I2C) Pin A4
SCL Pin (LCD I2C) Pin A5
5V 5V
GND GND

 

THƯ VIỆN CHO CẢM BIẾN SIÊU ÂM

Hầu hết các module cảm biến siêu âm sử dụng thư viện NewPing. Các bạn có thể tham khảo code mẫu tại đây: Download here

  • Thư viện LCD I2C NewLiquidCrystal : Download here

Hướng dẫn: Tải thư viện về và copy vào thư mục library của Arduino trong Documents

CODE

Nếu bạn sử dụng thư viện NewPing bạn có thể thử dùng “NewPingExample”

 

  • Code cơ bản 01 Arduino sử dụng thư viện LCD I2C NewLiquidCrystal, hiển thị đồng thời LCD và Serial, đợn vị đo “cm” hoặc “inch“, môi trường đo trong không khí: Download here
  • Code cơ bản 02 Arduino sử dụng thư viện LCD I2C NewLiquidCrystal, hiển thị đồng thời LCD và Serial, đợn vị đo “cm“, môi trường đo trong NƯỚC: Download here
  • Code nâng cao Arduino sử dụng thư viện LCD I2C NewLiquidCrystal, hiển thị đồng thời LCD và Serial, đợn vị đo “cm”, môi trường đo trong không khí, có điều chỉnh mức cảnh báo “dưới ngưỡng” hoặc “vượt ngưỡng” cho phép, tín hiệu cảnh báo “dưới ngưỡng” hoặc “vượt ngưỡng” đưa ra 2 đèn LED (dễ dàng thay bằng còi hú, relay.. tùy bạn chỉnh) và cảnh báo cả trên Serial: Download here

 

  • Điều chỉnh thông số cảnh báo “dưới ngưỡng” hoặc “vượt ngưỡng” ở 2 dòng dưới đây (Các bạn tự điều chỉnh phù hợp với thực tế) :

— Khoảng cách từ cảm biến đến vật cản 550cm- Khoảng cách khá xa, an toàn không va chạm hoặc bể nước sắp cạn-> cảnh báo (Tối đa 600cm – Khuyến nghị dùng tối đa trong khoảng 250-450cm) 

int maximumRange = 550;

— Khoảng cách từ cảm biến đến vật cản 30cm- Khoảng cách khá gần, không an toàn sắp va chạm hoặc bể nước sắp đầy, tràn-> cảnh báo (Tối thiểu 20cm)

int minimumRange = 30;

 

  • Chân kết nối 2 LED cảnh báo: Pin 13 và Pin 8 của Arduino nối với Anot của mỗi LED (Có thể nối Loa báo động hoặc Relay vào 2 chân này thay cho LED)
define G_LED 13 // Onboard Green LED - Pin 13
define R_LED 8 // Onboard Red LED - Pin 8

TEST

Mạch hoạt động khá tốt, khoảng cách đo tối thiểu 20cm và tối đa 6m (khuyến cáo đo tối đa trong 2.5m).

  • Nếu muốn đó chính xác hơn và dùng trong không gian nhỏ, chật hẹp thì nên dùng module HC-SR04
  • Nếu muốn đo trong không gian rộng rãi + yêu cầu chống nước, đo dưới nước, đo trong môi trường khắc nghiệt thì nên dùng module JSC-SR04T
Hoàn thiện
Thông số hiển thị qua Serial trên máy tính
Thông số hiển thị qua LCD 1602

Nguồn: surtrtech.com

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter

Thuộc chủ đề:ARDUINO PROJECT, Cảm biến, Kiểm thử và đo đạc, LCD Tag với:arduino, cảm biến siêu âm, cm, đo nước, HC-SR04, I2C, inch, JSN-SR04T, lcd, LCD1602, SR04

Bài viết trước « Mạch LED DANCE ver1 – LED nháy theo nhạc bằng matrix 8×16
Bài viết sau Module Zigbee CC2530 »

Reader Interactions

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Zalo hỏi đáp 24/7

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook

Bạn đang tìm gì?

Bài viết mới nhất

Các loại nguồn xung thông dụng và nguyên lý hoạt động

Các loại nguồn xung thông dụng và nguyên lý hoạt động

15/06/2025

Relay điện tử - Sử dụng TRIAC để đóng cắt thiết bị

Relay điện tử – Sử dụng TRIAC để đóng cắt thiết bị

15/06/2025

Mạch ổn áp cố định, IC ổn áp

Mạch ổn áp cố định, IC ổn áp

15/06/2025

Giám sát nhiệt độ, độ ẩm (DHT11) thông qua Thingspeak bằng NodeMCU ESP8266

15/06/2025

Phát hiện mưa (Rain Sensor) sử dụng NodeMCU ESP8266

15/06/2025

Danh mục

  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN (241)
    • Công nghiệp (16)
    • Dân dụng (29)
    • Điện tử ứng dụng (178)
      • Audio / Amplifiers (34)
      • Biến đổi AC và DC (24)
      • Cảm biến (40)
      • Động cơ bước (5)
      • Kiểm thử và đo đạc (23)
      • LCD (15)
      • LED (20)
      • Mạch linh tinh (27)
      • Nguồn điện (42)
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc (24)
      • RF – FM (5)
      • Robotic (2)
    • HOME AUTOMATION (23)
    • Lập trình (82)
      • ARDUINO PROJECT (39)
      • ESP32 PROJECT (6)
      • ESP8266 PROJECT (17)
      • RASPBERRY PI PROJECT (9)
      • Vi điều khiển (24)
    • Nixie Clock (3)
  • Kiến thức căn bản (170)
    • Arduino (36)
    • Điện tử cơ bản (77)
    • Điện tử số (9)
    • IN 3D (9)
    • Nixie Tube (13)
    • PCB (18)
    • Raspberry Pi (10)
    • Vi điều khiển (16)

Footer

Bài viết mới nhất

  • Các loại nguồn xung thông dụng và nguyên lý hoạt động
  • Relay điện tử – Sử dụng TRIAC để đóng cắt thiết bị
  • Mạch ổn áp cố định, IC ổn áp
  • Giám sát nhiệt độ, độ ẩm (DHT11) thông qua Thingspeak bằng NodeMCU ESP8266
  • Phát hiện mưa (Rain Sensor) sử dụng NodeMCU ESP8266
  • Điều khiển thiết bị thông qua Cayenne Mydevices và NodeMCU ESP8266

Bình luận mới nhất

  • admin trong Nguyên lý cảm biến siêu âm chống nước JSN-SR04T và sơ đồ mạch
  • Rohan trong Nguyên lý cảm biến siêu âm chống nước JSN-SR04T và sơ đồ mạch
  • Tên gì kệ tui trong Mạch Ampli 19W dùng IC LA4440
  • admin trong Đồng hồ số hiển thị trên LED 7 đoạn dùng 89S52 và DS1307

Tìm kiếm

Tất cả nội dung trên website chỉ dùng để tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về thông tin thành viên đăng tải lên website và xóa bài viết khi có vi phạm bản quyền tác giả.