• HOME
  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN
    • Lập trình
      • ARDUINO PROJECT
      • ESP8266 PROJECT
      • ESP32 PROJECT
      • RASPBERRY PI PROJECT
      • Vi điều khiển
    • Điện tử ứng dụng
      • Audio / Amplifiers
      • Nguồn điện
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc
      • Biến đổi AC và DC
      • Robotic
      • Cảm biến
      • LED
      • LCD
      • Động cơ bước
      • Mạch linh tinh
      • Test & Measurement
      • RF – FM
    • Nixie Clock
    • HOME AUTOMATION
    • Dân dụng
    • Công nghiệp
  • KIẾN THỨC CĂN BẢN
    • Điện tử cơ bản
    • Điện tử số
    • PCB
    • Nixie Tube
    • Raspberry Pi
    • Vi điều khiển
    • Arduino
    • IN 3D
  • DOWNLOAD
    • Phần mềm điện tử
    • Giáo trình
      • Giáo trình Điện – Điện tử
      • Giáo trình Tự Động Hóa
      • Giáo trình Viễn thông
    • Đề tài
      • Đề tài – Điện – Điện Tử
      • Đề tài – Tự Động Hóa
      • Đề tài – Viễn thông
    • Điện tử ứng dụng
    • Tài liệu nước ngoài
    • Hướng dẫn, sửa chữa
    • Sơ đồ, nguyên lý thiết bị
    • Tiêu chuẩn – Đo lường – Thử nghiệm
    • Datasheet
  • LIÊN HỆ
  • SẢN PHẨM

Mạch Điện Lý Thú

Sơ đồ nguyên lý, PCB, đồ án, tài liệu, DIY

Bạn đang ở:Trang chủ / DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN / Dân dụng / Mạch đuổi chuột, mạch đuổi gián, đuổi muỗi

Mạch đuổi chuột, mạch đuổi gián, đuổi muỗi

13/05/2022 by admin 1 Bình luận

Đã được đăng vào 25/12/2019 @ 15:29

Mạch đuổi chuột, mạch đuổi gián, đuổi muỗi

Mạch khá đơn giản, linh kiện dễ tìm, dễ ráp và dễ chạy. Công suất khoảng 5 W, tạo siêu âm khoảng 45 dB, đủ để mọi “chị” muỗi và chuột bọ hết hồn mà xa lánh với bán kính tác dụng đến trên 30 m.

(Tần số là 23,33 KHz – 27,33 KHz (liên tục thay đổi chống “lờn thuốc” -LH).

Xem thêm:

  • Sơ đồ mạch đuổi muỗi bằng sóng siêu âm đơn giản dễ làm
  • Mạch đuổi muỗi đơn giản
  • Mạch siêu âm đuổi chó sử dụng IC Timer 555 đơn giản dễ làm
Mạch đuổi chuột, mạch đuổi gián, đuổi muỗi
Mạch đuổi chuột, mạch đuổi gián, đuổi muỗi
Loa thạch anh (Loa gốm áp điện)
Loa thạch anh (Loa gốm áp điện)

Mạch dùng trực tiếp điện nhà 220 V.

Trong mạch chú ý

  • Dao động được kích khởi bởi 1M / 223 tantalium (tụ màu xanh lá cây) qua diac (diac có dạng như diod “muỗi”, sơn màu xanh lam sáng).
  • T1 quấn 3 cuộn, mỗi cuộn 3 vòng dây màu. Chú ý: trong T1 là 2 cuộn đi vào chân B của 2 transistor là cùng chiều, còn cuộn thứ ba thì nghịch chiều để hồi tiếp dao động.
  • T2 là biến thế lõi sắt bụi E/I 25 x 25 x 7 (mm), số vòng sơ cấp : 300 / d = 0,15 mm, thứ cấp : 25 / d = 0,5 mm.
  • Transistor C2331 hay dùng trong Ballast điện tử (tăng phô điện tử), có rất nhiều con tương đương.

Khi mạch ráp xong, thử và đo ngã ra T2 khoảng trên 3V là tốt.

Nếu ráp T1 không đúng thì mạch sẽ phát ra tiếng rít nhỏ vì chỉ có tần số 12 KHz do dao động tự kích từ diac mà thôi.

Khi mạch chạy thì sẽ đi vào tần số siêu âm và ta không còn nghe được nữa.

Chú ý là siêu âm phát ra có thể làm chó, mèo, ngỗng … run sợ =)) trong vài phút đầu, nhưng sẽ quen ngay sau đó. Mạch rất lý thú và có nhiều ứng dụng khác …!

Lan Hương xin đưa bài của ông “xã” lên để các bạn tham khảo.

Lan Hương.

 

Ghi chú (Giải thích thêm của tác giả)

1/. Siêu âm đuổi chuột, mạch đuổi gián, đuổi muỗi cần thỏa mãn vài vấn đề sau:

– Tần số siêu âm có giá trị trung tâm là 25,33 KHz hay bội tần 50,66 KHz của nó. Muốn có tác dụng với cả chuột bọ thì nên dùng siêu âm tần thấp 25,33 KHz.

– Công suất cơ học phải đủ lớn. Theo thực nghiệm do phòng thí nghiệm Eurasia Development GmbH phối hợp với GreenSmile Lab (47 Cư xá Tự Do, Tân Bình, TP HCM) do … ông xã em chủ trì năm 2004 thì min P = 0,05 W / mét khối trong điều kiện vô hướng và không hội tụ.

– Tần số phát xạ siêu âm không cố định mà trôi theo một dải 10 KHz chứa tần số trung tâm. Nếu không có điều này thì đối tượng sẽ mau chóng “làm quen” và vô hiệu hóa tác dụng sinh học.

– Cơ chế sinh học của siêu âm ở dải tần số này là tạo xung cơ học thứ cấp đặc hiệu trên các màng mỏng sinh học có kích cỡ dười 1 milimet vuông. Ví dụ cụ thể là nó tạo các sóng hài thấp với năng lượng cao trên màng khí khổng của muỗi, bọ, và tai trong của chuột, mèo … gây tác động sinh học trực tiếp là mất thăng bằng, mất định hướng khiến cho muỗi không bay được, hoặc đỗ trên da người mà không hút máu được, chuột bọ chạy lao cả vào chân người v.v…

– Siêu âm dải tần và công suất này tác động trên người hầu như không có gì đáng kể, mọi người hầu như không cảm thấy gì. Một số người nhạy cảm có thể cảm thấy hơi bức rức bất an do xuất hiện sóng Beta trên màng não – hiệu ứng thứ cấp của thần kinh khi bị tác động, nhưng cảm giác này thường tan biến sau vài phút. Sóng Beta này vào khoảng vài chục tetra Hz mang xung cơ học 9 Hz, lan truyền với tốc độ 16m/s trên màng não và tắt dần khi sau đó họ không thấy có gì nguy hiểm xảy ra.

2/. Mạch thì còn vài cái, từ từ em post lên, còn cái mạch này được dùng là do nó giản đơn, hiệu quả mà công suất có thể lên tới 25W hay hơn nữa nên em post trước đó thôi.

3/. Ông xã em là Techno trên website cafesangtao nói trên, ảnh phối hợp với Thùy Dương (trước ở ttvnonl) hỗ trợ công nghệ cho một số các doanh nghiệp VN. Trên Nature và Science et Vie, anh có bút danh là Dr Kim, anh MHz ạ.

Lan Hương

Nguồn: dientuvietnam.net

5/5 - (2 bình chọn)
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter

Bài viết liên quan

Xác định khoảng cách khi đỗ xe bằng cảm biến HC-SRF04 sử dụng ESP8266 và App Blynk
Mạch đuổi muỗi đơn giản
Mạch đuổi muỗi đơn giản
Chế tạo Robot tránh vật cản - Hướng dẫn chi tiết
Chế tạo Robot tránh vật cản – Hướng dẫn chi tiết

Thuộc chủ đề:Dân dụng, Mạch linh tinh Tag với:đuổi chó, đuổi chuột, đuổi gián, đuổi muỗi, siêu âm

Bài viết trước « Sơ đồ đi dây điện trong nhà cấp 4
Bài viết sau Xuất file Gerber từ phần mềm thiết kế mạch in Eagle »

Reader Interactions

Bình luận

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  1. admin viết

    25/12/2019 lúc 15:36

    1/. Loa tweeter là loa treble màng cứng (thường màng nhựa hay màng nhựa tráng kim loại) có thể phát âm tần số từ 10 KHz đến 30 KHz.

    2/. C2335 hay C2331 hay 13003 là như nhau, đều là transistor chạy switching điện áp cao (Vceo = 400 –> 500V).

    3/. Monic dùng thay bằng diac DB30 cũng được. Nó giống y như một diod “muỗi” nhưng có màu xanh lam sáng thay vì màu đỏ gạch tôm.

    4/. Tụ ghi uF hay MF đều là micro Farad. Tụ Mega Farad chắc phải to cỡ … chiếc xe tải hay bằng cái khách sạn lận đó và nhân loại chưa thể chế tạo.

    5/. T1 và T2 là biến áp xung.

    Trả lời

Sidebar chính

Zalo hỏi đáp 24/7

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook
  • RSS

Bạn đang tìm gì?

Bài viết mới nhất

Mạch Ampli 100W dùng IC TDA7294

Mạch Ampli 100W dùng IC TDA7294

21/05/2022

Xác định khoảng cách khi đỗ xe bằng cảm biến HC-SRF04 sử dụng ESP8266 và App Blynk

21/05/2022

Điều khiển động cơ Servo SG90 bằng App Blynk sử dụng NodeMCU ESP8266

21/05/2022

Mạch ampli 60W dùng sò D880

Mạch ampli 60W dùng sò D880

21/05/2022

Mạch đóng ngắt Rơ le

Mạch đóng ngắt Rơ le

21/05/2022

Chuyên mục

  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN (245)
    • Công nghiệp (16)
    • Dân dụng (28)
    • Điện tử ứng dụng (178)
      • Audio / Amplifiers (34)
      • Biến đổi AC và DC (23)
      • Cảm biến (43)
      • Động cơ bước (6)
      • Kiểm thử và đo đạc (23)
      • LCD (15)
      • LED (19)
      • Mạch linh tinh (27)
      • Nguồn điện (39)
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc (22)
      • RF – FM (5)
      • Robotic (2)
    • HOME AUTOMATION (27)
    • Lập trình (92)
      • ARDUINO PROJECT (39)
      • ESP32 PROJECT (6)
      • ESP8266 PROJECT (29)
      • RASPBERRY PI PROJECT (9)
      • Vi điều khiển (22)
    • Nixie Clock (3)
  • Kiến thức căn bản (163)
    • Arduino (36)
    • Điện tử cơ bản (72)
    • Điện tử số (9)
    • IN 3D (9)
    • Nixie Tube (13)
    • PCB (18)
    • Raspberry Pi (10)
    • Vi điều khiển (14)

Footer

Bài viết mới nhất

  • Mạch Ampli 100W dùng IC TDA7294
  • Xác định khoảng cách khi đỗ xe bằng cảm biến HC-SRF04 sử dụng ESP8266 và App Blynk
  • Điều khiển động cơ Servo SG90 bằng App Blynk sử dụng NodeMCU ESP8266
  • Mạch ampli 60W dùng sò D880
  • Mạch đóng ngắt Rơ le
  • Hướng dẫn làm KIT AVR đơn giản

Bình luận mới nhất

  • Ernesto trong Nguyên lý cảm biến siêu âm chống nước JSN-SR04T và sơ đồ mạch
  • admin trong Mạch Ampli 19W dùng IC LA4440
  • Hoài trong Cách thay thế transistor tương đương
  • Dương trong Mạch Ampli 19W dùng IC LA4440

Tìm kiếm

Tất cả nội dung trên website chỉ dùng để tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về thông tin thành viên đăng tải lên website và xóa bài viết khi có vi phạm bản quyền tác giả.