• HOME
  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN
    • Lập trình
      • ARDUINO PROJECT
      • ESP8266 PROJECT
      • ESP32 PROJECT
      • RASPBERRY PI PROJECT
      • Vi điều khiển
    • Điện tử ứng dụng
      • Audio / Amplifiers
      • Nguồn điện
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc
      • Biến đổi AC và DC
      • Robotic
      • Cảm biến
      • LED
      • LCD
      • Động cơ bước
      • Mạch linh tinh
      • Test & Measurement
      • RF – FM
    • HOME AUTOMATION
    • Dân dụng
    • Công nghiệp
    • Đồng hồ
      • Clocks
      • Nixie Clock
      • Gixie Clock
      • Lixie Clock
      • Scope Clock
  • KIẾN THỨC CĂN BẢN
    • Điện tử cơ bản
    • Điện tử số
    • PCB
    • Nixie Tube
    • Raspberry Pi
    • Vi điều khiển
    • Arduino
    • IN 3D
  • DOWNLOAD
    • Giáo trình
      • Giáo trình Điện – Điện tử
      • Giáo trình Tự Động Hóa
      • Giáo trình Viễn thông
    • Đề tài
      • Đề tài – Điện – Điện Tử
      • Đề tài – Tự Động Hóa
      • Đề tài – Viễn thông
    • Điện tử ứng dụng
    • Tài liệu nước ngoài
    • Hướng dẫn, sửa chữa
    • Sơ đồ, nguyên lý thiết bị
    • Tiêu chuẩn – Đo lường – Thử nghiệm
    • Datasheet
  • LIÊN HỆ
  • SẢN PHẨM

Mạch Điện Lý Thú

Sơ đồ nguyên lý, PCB, đồ án, tài liệu, DIY

Trang chủ » Kiến thức căn bản » Điện tử cơ bản » Các tham số kỹ thuật của cuộn cảm L

Các tham số kỹ thuật của cuộn cảm L

28/05/2019 by admin Để lại bình luận

Các tham số kỹ thuật của cuộn cảm L: Cuộn cảm là phần tử sinh ra hiện tượng tự cảm khi dòng điện chạy qua nó biến thiên. Khi dòng điện qua cuộn cảm biến thiên sẽ tạo ra từ thông thay đổi và một sức điện động được cảm ứng ngay trong cuộn cảm hoặc có thể cảm ứng một sức điện động sang cuộn cảm kề cận với nó.

Mức độ cảm ứng trong mỗi trường hợp phụ thuộc vào độ tự cảm của cuộn cảm hoặc sự hỗ cảm giữa hai cuộn cảm. Các cuộn cảm được cấu trúc để có giá trị độ cảm ứng xác định.

Cuộn cảm cũng có thể đấu nối tiếp hoặc song song. Ngay cả một đoạn dây dẫn ngắn nhất cũng có sự cảm ứng.

Xem thêm:

  • Cuộn cảm
  • Bảng tra tham số IGBT

KÝ HIỆU CỦA CUỘN CẢM

Mục lục hiện
KÝ HIỆU CỦA CUỘN CẢM
CÁC THAM SỐ KỸ THUẬT ĐẶC TRƯNG CỦA CUỘN CẢM
Độ tự cảm (L)
Hệ số phẩm chất của cuộn cảm (Q)
Tần số làm việc giới hạn (fg.h)
CÁCH GHI VÀ ĐỌC THAM SỐ TRÊN CUỘN CẢM
PHÂN LOẠI VÀ ỨNG DỤNG CUỘN CẢM
Dựa theo ứng dụng:
Dựa vào loại lõi của cuộn cảm:

Cuộn cảm thường có 3 loại lõi cơ bản: Cuộn dây lõi Ferit; Cuộn dây lõi sắt từ; Cuộn dây lõi không khí

CÁC THAM SỐ KỸ THUẬT ĐẶC TRƯNG CỦA CUỘN CẢM

Phần dưới đây là 3 tham số kỹ thuật cơ bản ta nên nhớ của một cuộn cảm: Độ tự cảm (L); Hệ số phẩm chất của cuộn cảm (Q); Tần số làm việc giới hạn (fg.h).

Độ tự cảm (L)

Trong đó:

  • S – tiết diện của cuộn dây (m2)
  • N – số vòng dây
  • l – chiều dài của cuộn dây (m)
  • μ – độ từ thẩm tuyệt đối của vật liệu lõi (H/ m); μ = μr. μ

Đơn vị đo độ tự cảm: μH, mH, H…

Độ từ thẩm tuyệt đối của một số loại vật liệu:

  • Chân không: 4π x 10-7 H/m
  • Ferrite T38 1.26×10-2 H/m
  • Không khí: 1.257×10-6 H/m
  • Ferrite U M33 9.42×10-4 H/m
  • Nickel 7.54×10-4 H/m
  • Iron 6.28×10-3 H/m
  • Silicon GO steel 5.03×10-2 H/m
  • supermalloy 1.26 H/m

Dung sai của độ tự cảm: là tham số chỉ độ chính xác của độ tự cảm thực tế so với trị số danh định của nó

Một cuộn cảm lý tưởng không có tổn hao khi có dòng điện chạy qua, thực tế luôn có tổn hao do công suất điện tổn hao để làm nóng cuộn dây. Tổn hao này biểu thị bởi điện trở tổn hao RS

Hệ số phẩm chất của cuộn cảm (Q)

Q dùng để đánh giá chất lượng của cuộn cảm. Cuộn cảm tổn hao nhỏ dùng sơ đồ tương đương nối tiếp, cuộn cảm tổn hao lớn dùng sơ đồ tương đương song song.

Tần số làm việc giới hạn (fg.h)

Khi tần số làm việc nhỏ, bỏ qua điện dung phân tán giữa các vòng dây của cuộn cảm, nhưng khi làm việc ở tần số cao điện dung này là đáng kể

Do đó ở tần số đủ cao cuộn cảm trở thành một mạch cộng hưởng song song. Tần số cộng hưởng của mạch cộng hưởng song song này gọi là tần số cộng hưởng riêng của cuộn dây f

Nếu cuộn dây làm việc ở tần số > tần số cộng hưởng riêng này thì cuộn dây mang dung tính nhiều hơn. Do đó tần số làm việc cao nhất của cuộn dây phải thấp hơn tần số cộng hưởng riêng của nó.

CÁCH GHI VÀ ĐỌC THAM SỐ TRÊN CUỘN CẢM

Ghi trực tiếp: cách ghi đầy đủ các tham số độ tự cảm L, dung sai, loại lõi cuộn cảm… Cách này chỉ dùng cho các loại cuộn cảm có kích thước lớn.

Ghi gián tiếp theo qui ước theo mầu: Dùng cho các cuộn cảm nhỏ

  • Vòng màu 1: chỉ số có nghĩa thứ nhất hoặc chấm thập phân
  • Vòng màu 2: chỉ số có nghĩa thứ hai hoặc chấm thập phân
  • Vòng màu 3: chỉ số 0 cần thêm vào, đơn vị đo là μH
  • Vòng màu 4: chỉ dung sai %.

PHÂN LOẠI VÀ ỨNG DỤNG CUỘN CẢM

Dựa theo ứng dụng:

Cuộn cộng hưởng – cuộn cảm dùng trong các mạch cộng hưởng LC

Cuộn lọc – cuộn cảm dùng trong các bộ lọc một chiều.

Cuộn chặn dùng để ngăn cản dòng cao tần, v.v..

Dựa vào loại lõi của cuộn cảm:

Cuộn dây lõi không khí: Loại cuộn dây không lõi hoặc cuốn trên các cốt không từ tính, thường dùng là các cuộn cộng hưởng làm việc ở tần số cao và siêu cao. Các yêu cầu chính: điện cảm phải ổn định ở tần số làm việc, Q cao, điện dung riêng nhỏ, hệ số nhiệt của điện cảm thấp

Cuộn cảm lõi sắt bụi: Dùng bột sắt nguyên chất trộn với chất dính kết không từ tính là lõi cuộn cảm, thường dùng ở tần số cao và trung tần. Cuộn dây lõi sắt bụi có tổn thất thấp, đặc biệt là tổn thất do dòng điện xoáy ngược, và độ từ thẩm thấp hơn nhiều so với loại lõi sắt từ

Cuộn cảm lõi Ferit: thường là các cuộn cảm làm việc ở tần số cao và trung tần. Lõi Ferit có nhiều hình dạng khác nhau như: thanh, ống, hình chữ E, chữ C, hình xuyến, hình nồi, hạt đậu,v.v.. Dùng lõi hình xuyến dễ tạo điện cảm cao, tuy vậy lại dễ bị bão hòa từ khi có thành phần một chiều

Cuộn cảm lõi sắt từ: Lõi của cuộn cảm thường hợp chất sắt – silic, hoặc sắt- niken …. Đây là các cuộn cảm làm việc ở tần số thấp. Dùng dây đồng đã được tráng men cách điện quấn thành nhiều lớp có cách điện giữa các lớp và được tẩm chống ẩm

Nguồn: machdientu.org

Đánh giá bài viết

You May Also Like

Vật liệu điện từ là gì? Phân loại và ứng dụng của vật liệu điện từ
Vật liệu điện từ là gì? Phân loại và ứng dụng của vật liệu điện từ
Cách nhận biết và phân nhóm đối với linh kiện điện tử
Cách nhận biết và phân nhóm đối với linh kiện điện tử
Cuộn cảm
Cuộn cảm

Thuộc chủ đề:Điện tử cơ bản Tag với:cuộn cảm, ferit, hệ số phẩm chất, L, lõi sắt từ

Bài viết trước « Các thông số kỹ thuật của máy biến áp
Bài viết sau Các tham số kỹ thuật đặc trưng của tụ điện và sơ đồ tương đương của tụ »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook
  • RSS

Bạn đang tìm gì?

Bài viết mới nhất

Mẫu đồng hồ vạn năng giá sinh viên

Mẫu đồng hồ vạn năng giá sinh viên

06/03/2021

Nhiệt điện trở là gì? Chúng được phân thành bao nhiêu loại?

Nhiệt điện trở là gì? Chúng được phân thành bao nhiêu loại?

05/03/2021

Nguyên tắc hoạt động mạch vợt muỗi và cách lắp mạch nhân áp

Nguyên tắc hoạt động mạch vợt muỗi và cách lắp mạch nhân áp

04/03/2021

Làm sao để tăng điện áp? Sử dụng IC, Module gì, mạch điện thế nào?

Làm sao để tăng điện áp? Sử dụng IC, Module gì, mạch điện thế nào?

03/03/2021

Mua đồng hồ vạn năng loại kim hay số?

Mua đồng hồ vạn năng loại kim hay số?

02/03/2021

Zalo hỏi đáp 24/7

Chuyên mục

  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN (223)
    • Công nghiệp (16)
    • Dân dụng (27)
    • Điện tử ứng dụng (169)
      • Audio / Amplifiers (34)
      • Biến đổi AC và DC (23)
      • Cảm biến (40)
      • Động cơ bước (6)
      • Kiểm thử và đo đạc (23)
      • LCD (11)
      • LED (19)
      • Mạch linh tinh (27)
      • Nguồn điện (39)
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc (22)
      • RF – FM (3)
      • Robotic (2)
    • Đồng hồ (6)
      • Clocks (3)
      • Nixie Clock (3)
    • HOME AUTOMATION (25)
    • Lập trình (72)
      • ARDUINO PROJECT (32)
      • ESP32 PROJECT (1)
      • ESP8266 PROJECT (25)
      • RASPBERRY PI PROJECT (7)
      • Vi điều khiển (11)
  • Kiến thức căn bản (145)
    • Arduino (34)
    • Điện tử cơ bản (70)
    • Điện tử số (7)
    • IN 3D (9)
    • Nixie Tube (13)
    • PCB (11)
    • Raspberry Pi (9)
    • Vi điều khiển (4)

Footer

Bài viết mới nhất

  • Mẫu đồng hồ vạn năng giá sinh viên
  • Nhiệt điện trở là gì? Chúng được phân thành bao nhiêu loại?
  • Nguyên tắc hoạt động mạch vợt muỗi và cách lắp mạch nhân áp
  • Làm sao để tăng điện áp? Sử dụng IC, Module gì, mạch điện thế nào?
  • Mua đồng hồ vạn năng loại kim hay số?
  • Amply mạch Class D tiếng nhạc có hay không?

Bình luận mới nhất

  • admin trong Mạch điều khiển đèn tự động dùng quang trở và 555
  • Kiệt trong Mạch điều khiển đèn tự động dùng quang trở và 555
  • admin trong Mạch Ampli 100W dùng IC TDA7294
  • Viet trong Mạch Ampli 100W dùng IC TDA7294

Tìm kiếm

Tất cả nội dung trên website chỉ dùng để tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về thông tin thành viên đăng tải lên website và xóa bài viết khi có vi phạm bản quyền tác giả.