• HOME
  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN
    • Lập trình
      • ARDUINO PROJECT
      • ESP8266 PROJECT
      • ESP32 PROJECT
      • RASPBERRY PI PROJECT
      • Vi điều khiển
    • Điện tử ứng dụng
      • Audio / Amplifiers
      • Nguồn điện
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc
      • Biến đổi AC và DC
      • Robotic
      • Cảm biến
      • LED
      • LCD
      • Động cơ bước
      • Mạch linh tinh
      • Test & Measurement
      • RF – FM
    • HOME AUTOMATION
    • Dân dụng
    • Công nghiệp
    • Đồng hồ
      • Clocks
      • Nixie Clock
      • Gixie Clock
      • Lixie Clock
      • Scope Clock
  • KIẾN THỨC CĂN BẢN
    • Điện tử cơ bản
    • Điện tử số
    • PCB
    • Nixie Tube
    • Raspberry Pi
    • Vi điều khiển
    • Arduino
    • IN 3D
  • DOWNLOAD
    • Giáo trình
      • Giáo trình Điện – Điện tử
      • Giáo trình Tự Động Hóa
      • Giáo trình Viễn thông
    • Đề tài
      • Đề tài – Điện – Điện Tử
      • Đề tài – Tự Động Hóa
      • Đề tài – Viễn thông
    • Điện tử ứng dụng
    • Tài liệu nước ngoài
    • Hướng dẫn, sửa chữa
    • Sơ đồ, nguyên lý thiết bị
    • Tiêu chuẩn – Đo lường – Thử nghiệm
    • Datasheet
  • LIÊN HỆ
  • SẢN PHẨM

Mạch Điện Lý Thú

Sơ đồ nguyên lý, PCB, đồ án, tài liệu, DIY

Trang chủ » DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN » Điện tử ứng dụng » Pin sạc/Acquy và mạch sạc » Bình ắc quy có thể nạp bằng bao nhiêu phương pháp?

Bình ắc quy có thể nạp bằng bao nhiêu phương pháp?

28/05/2019 by admin Để lại bình luận

Bình ắc quy có thể nạp bằng bao nhiêu phương pháp? Bình thường mỗi khi cần nạp ắc quy đơn giản chúng ta chỉ cần kẹp 2 kìm vào 2 cực của bình mà không quan tâm lắm đến các phương pháp nạp, để bình ác quy nạp được nhanh, được no và kéo dài tuổi thọ của bình thì việc chọn chế độ nạp cho bình là điều quan trọng, nắm vững các phương pháp nạp sau sẽ giúp bạn sử dụng bình ắc quy hiệu quả hơn

Xem thêm:

  • Làm sao để kéo dài thời gian sử dụng bình ắc quy?
  • Mạch sạc acquy 3 giai đoạn từ nguồn ATX

NẠP VỚI DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI.

Phương pháp nạp điện với dòng nạp không đổi cho phép chọn dòng điện nạp thích hợp với mỗi loại ắc quy, đảm bảo cho ắc quy được nạp no. Đây là phương pháp sử dụng trong các xưởng bảo dưỡng sửa chữa để nạp điện cho các ắc quy mới hoặc nạp sửa chữa cho các ắc quy bị sunfat hoá. Với phương pháp này, các ắc quy được mắc nối tiếp nhau và thỏa mãn điều kiện:

Un ≥ 2,7 Naq

Trong đó :

  • Un : điện áp nạp
  • Naq : số ngăn ắc quy đơn mắc trong mạch nạp
Đặc tính nạp với dòng điện không đổi

Nhược điểm:

Trong quá trình nạp, sức điện động của ắc quy tăng dần, để duy trì dòng điện nạp không đổi ta phải bố trí trong mạch nạp biến trở R để thay đổi dòng nạp.

Phương pháp nạp với dòng không đổi là thời gian nạp kéo dài và yêu cầu các ắc quy đưa vào nạp có cùng cỡ dung lượng định mức. Để khắc phục nhược điểm thời gian nạp kéo dài người ta sử dụng phương pháp nạp với dòng điện nạp thay đổi hai hay nhiều nấc.

Trong trường hợp nạp hai nấc, dòng điện nạp ở nấc thứ nhất chọn bằng (0,3 ÷ 0,5) C20 và kết thúc nạp ở nấc một khi ắc quy bắt đầu sôi. Dòng điện nạp ở nấc thứ hai bằng 0,05 C20.

NẠP VỚI ĐIỆN ÁP KHÔNG ĐỔI.

Phương pháp nạp với điện áp nạp không đổi yêu cầu các ắc quy được mắc song song với nguồn nạp. Hiệu điện thế của nguồn nạp không đổi và được tính bằng ( 2,3 ÷2,5 )V cho một ngăn ắc quy đơn. Đây là phương pháp nạp điện cho ắc quy lắp trên ôtô.

Ưu điểm: Phương pháp nạp với điện áp nạp không đổi có thời gian nạp ngắn, dòng điện nạp tự động giảm theo thời gian.

Nhược điểm: Phương pháp này ắc quy không được nạp no, vậy nạp với điện áp không đổi chỉ là phương pháp nạp bổ xung cho ắc quy trong quá trình sử dụng.

Để đánh giá khả năng cung cấp điện của ắc quy người ta dùng vôn kế phụ tải hoặc đánh giá gián tiếp thông qua nồng độ dung dịch điện phân của ắc quy. Quan hệ giữa nồng độ dung dịch điện phân và trạng thái điện của ắc quy được biểu diễn trên đồ thị sau:

Đặc tính nạp với điện áp nạp không đổi

PHƯƠNG PHÁP NẠP DÒNG ÁP

Đây là phương pháp tổng hợp của hai phương pháp trên. Với phương pháp này nó tận dụng được những ưu điểm của mỗi phương pháp. (ắc quy nạp bằng bao nhiêu phương pháp)

Đối với ắc qui axit : Để đảm bảo cho thời gian nạp cũng như hiệu suất nạp thì trong khoảng thời gian tn=8 giờ tương ứng với ( 75 ÷ 80 )% dung lượng ắc qui ta nạp với dòng điện không đổi là In = 0,1 C10 .Vì theo đặc tính nạp của ắc qui trong đoạn nạp chính thì khi dòng điện không đổi thì điện áp, sức điện động tải ít thay đổi ,do đó bảo đảm tính đồng đều về tải cho thiết bị nạp. Sau thời gian 8 giờ ắc qui bắt đầu sôi lúc đó ta chuyển sang nạp ở chế độ ổn áp. Khi thời gian nạp được 10 giờ thì ắc qui bắt đầu no, ta nạp bổ sung thêm 2-3 giờ

Đối với ắc qui kiềm: Trình tự nạp cũng giống như ắc qui axit nhưng do khả năng quá tải của ắc qui kiềm lớn nên lúc ổn dòng ta có thể nạp với dòng nạp In = 0,2 C10 hoặc nạp cưỡng bức để tiết kiệm thời gian với dòng nạp In = 0,5C10

Các quá trình nạp ắc quy tự động kết thúc khi bị cắt nguồn nạp hoặc khi nạp ổn áp với điện áp bằng điện áp trên 2 cực của ắc quy, lúc đó dòng nạp sẽ từ từ giảm về không.

Kết luận:

Vì ắc quy là tải có tính chất dung kháng kèm theo sức phản điện động cho nên khi ắc quy đói mà ta nạp theo phương pháp điện áp thì dòng điện trong ắc quy sẽ tự động dâng lên không kiểm soát được sẽ làm sôi ắc quy dẫn đến hỏng hóc nhanh chóng. Vì vậy trong vùng nạp chính ta phải tìm cách ổn định dòng nạp trong ắc quy

Khi dung lượng của ắc qui dâng lên đến 80% lúc đó nếu ta cứ tiếp tục giữ ổn định dòng nạp thì ắc qui sẽ sôi và làm cạn nước. Do đó đến giai đoạn này ta lại phải chuyển chế độ nạp cho ắc qui sang chế độ ổn áp. Chế độ ổn áp được giữ cho đến khi ắc quy đã thực sự no. Khi điện áp trên các bản cực của ắc quy bằng điện áp nạp thì lúc đó dòng nạp sẽ tự động giảm về không, kết thúc quá trình nạp

Tuỳ theo loại ắc quy mà ta nạp với dòng điện nạp khác nhau :

  • Ắc quy axit: dòng nạp In = 0,1 C10; Nạp cưỡng bức với dòng điện nạp In = 0,2 C10
  • Ắc quy kiềm dòng nạp In = 0,2 C10; Nạp cưỡng bức In = 0,5 C10

Tóm tại một bộ sạc ắc quy muốn bền bình, sạc no lâu, tốc độ sạc nhanh cần làm được 3 giai đoạn sau (lấy ví dụ với bình 12V):

  • Giai đoạn 1: Sạc với nguồn dòng nhỏ không đổi (Trickle charging mode) để sạc ắc quy đã được xả trước đó. Giai đoạn này bảo vệ những ắc quy hư hỏng hoặc ngắn mạch khỏi quá dòng điện.
  • Giai đoạn 2: Sạc với điện áp không đổi 14.6VC (Bulk and absortion charging mode) để sạc một nguồn dòng lớn nhanh chóng sạc đầy ắc quy. Giai đoạn này sẽ sạc tới đầy 80% dung lượng ắc quy.
  • Giai đoạn 3: Sạc thả nổi – nạp dòng áp (Floot charging mode) điều chỉnh ở điện áp cố định ở mức 13.7V để duy trì mức đầy ắc quy và bù đắp năng lượng tổn thất do phản ứng hóa học trong ắc quy. Trong giai đoạn này dòng sặc tiệm cận Zero Ampare.

 

Đánh giá bài viết

You May Also Like

Mạch kích điện dùng D718
Các mạch điện tử lý thú by minhdt
Các mạch điện tử lý thú by minhdt
3 CÁCH KIỂM TRA ẮC QUY KHÔ VÀ ƯỚT CHUẨN THỢ ÍT NGƯỜI BIẾT
3 CÁCH KIỂM TRA ẮC QUY KHÔ VÀ ƯỚT CHUẨN THỢ ÍT NGƯỜI BIẾT

Thuộc chủ đề:Pin sạc/Acquy và mạch sạc Tag với:3 giai đoạn, acquy, ba giai đoạn, nạp acquy, phương pháp nạp

Bài viết trước « Làm sao để kéo dài thời gian sử dụng bình ắc quy?
Bài viết sau Các thông số cơ bản của ắc quy »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook
  • RSS

Bạn đang tìm gì?

Bài viết mới nhất

Mẫu đồng hồ vạn năng giá sinh viên

Mẫu đồng hồ vạn năng giá sinh viên

06/03/2021

Nhiệt điện trở là gì? Chúng được phân thành bao nhiêu loại?

Nhiệt điện trở là gì? Chúng được phân thành bao nhiêu loại?

05/03/2021

Nguyên tắc hoạt động mạch vợt muỗi và cách lắp mạch nhân áp

Nguyên tắc hoạt động mạch vợt muỗi và cách lắp mạch nhân áp

04/03/2021

Làm sao để tăng điện áp? Sử dụng IC, Module gì, mạch điện thế nào?

Làm sao để tăng điện áp? Sử dụng IC, Module gì, mạch điện thế nào?

03/03/2021

Mua đồng hồ vạn năng loại kim hay số?

Mua đồng hồ vạn năng loại kim hay số?

02/03/2021

Zalo hỏi đáp 24/7

Chuyên mục

  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN (223)
    • Công nghiệp (16)
    • Dân dụng (27)
    • Điện tử ứng dụng (169)
      • Audio / Amplifiers (34)
      • Biến đổi AC và DC (23)
      • Cảm biến (40)
      • Động cơ bước (6)
      • Kiểm thử và đo đạc (23)
      • LCD (11)
      • LED (19)
      • Mạch linh tinh (27)
      • Nguồn điện (39)
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc (22)
      • RF – FM (3)
      • Robotic (2)
    • Đồng hồ (6)
      • Clocks (3)
      • Nixie Clock (3)
    • HOME AUTOMATION (25)
    • Lập trình (72)
      • ARDUINO PROJECT (32)
      • ESP32 PROJECT (1)
      • ESP8266 PROJECT (25)
      • RASPBERRY PI PROJECT (7)
      • Vi điều khiển (11)
  • Kiến thức căn bản (145)
    • Arduino (34)
    • Điện tử cơ bản (70)
    • Điện tử số (7)
    • IN 3D (9)
    • Nixie Tube (13)
    • PCB (11)
    • Raspberry Pi (9)
    • Vi điều khiển (4)

Footer

Bài viết mới nhất

  • Mẫu đồng hồ vạn năng giá sinh viên
  • Nhiệt điện trở là gì? Chúng được phân thành bao nhiêu loại?
  • Nguyên tắc hoạt động mạch vợt muỗi và cách lắp mạch nhân áp
  • Làm sao để tăng điện áp? Sử dụng IC, Module gì, mạch điện thế nào?
  • Mua đồng hồ vạn năng loại kim hay số?
  • Amply mạch Class D tiếng nhạc có hay không?

Bình luận mới nhất

  • admin trong Mạch điều khiển đèn tự động dùng quang trở và 555
  • Kiệt trong Mạch điều khiển đèn tự động dùng quang trở và 555
  • admin trong Mạch Ampli 100W dùng IC TDA7294
  • Viet trong Mạch Ampli 100W dùng IC TDA7294

Tìm kiếm

Tất cả nội dung trên website chỉ dùng để tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về thông tin thành viên đăng tải lên website và xóa bài viết khi có vi phạm bản quyền tác giả.