• HOME
  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN
    • Lập trình
      • ARDUINO PROJECT
      • ESP8266 PROJECT
      • ESP32 PROJECT
      • RASPBERRY PI PROJECT
      • Vi điều khiển
    • Điện tử ứng dụng
      • Audio / Amplifiers
      • Nguồn điện
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc
      • Biến đổi AC và DC
      • Robotic
      • Cảm biến
      • LED
      • LCD
      • Động cơ bước
      • Mạch linh tinh
      • Test & Measurement
      • RF – FM
    • Nixie Clock
    • HOME AUTOMATION
    • Dân dụng
    • Công nghiệp
  • KIẾN THỨC CĂN BẢN
    • Điện tử cơ bản
    • Điện tử số
    • PCB
    • Nixie Tube
    • Raspberry Pi
    • Vi điều khiển
    • Arduino
    • IN 3D
  • DOWNLOAD
    • Phần mềm điện tử
    • Giáo trình
      • Giáo trình Điện – Điện tử
      • Giáo trình Tự Động Hóa
      • Giáo trình Viễn thông
    • Đề tài
      • Đề tài – Điện – Điện Tử
      • Đề tài – Tự Động Hóa
      • Đề tài – Viễn thông
    • Điện tử ứng dụng
    • Tài liệu nước ngoài
    • Hướng dẫn, sửa chữa
    • Sơ đồ, nguyên lý thiết bị
    • Tiêu chuẩn – Đo lường – Thử nghiệm
    • Datasheet
  • LIÊN HỆ
  • SẢN PHẨM

Mạch Điện Lý Thú

Sơ đồ nguyên lý, PCB, đồ án, tài liệu, DIY

Trang chủ » DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN » Điện tử ứng dụng » Cảm biến » Chống trộm bằng tia Laser

Chống trộm bằng tia Laser

06/09/2023 by admin 1 Bình luận

Đã được đăng vào 20/12/2019 @ 09:09

Mạch chống trộm bằng tia Laser

Mục lục hiện
Mạch chống trộm bằng tia Laser
Sơ đồ nguyên lý
Nguyên lý hoạt động
IC cảnh báo
Lưu ý
**Update designs (phiên bản 2 – chống trộm bằng tia Laser)

Xem thêm:

  • Báo động chống trộm bằng cảm biến PIR (HC-SR501)
  • Cảnh báo trộm bằng cảm biến PIR (HC-SR501) thông qua App Blynk sử dụng ESP8266
  • Đèn tự động sáng khi trời tối
  • Bật Tắt Đèn bằng cảm biến ánh sáng sử dụng Arduino

Chắc các bạn đã đôi lần xem phim hành động rồi thì biết trong cảnh phim cướp đột nhập vào các ngân hàng , bảo tàng … đều có hệ thống tia laser bảo vệ.

Nếu vô tình chạm phải vào tia laser thì còi báo động sẽ hú vang.

Các bạn cũng có thể làm được 1 hệ thống như vậy chỉ với mạch điện đơn giản sau.

Sơ đồ nguyên lý

Ưu điểm của mạch này là tầm bảo vệ có thể lên tới 100m (phụ thuộc vào độ phát xạ của modul laser)

Trong mạch dùng modul laser trò chơi trung quốc bán rất rẻ ngoài chợi trời (phố Huế).

Modul sử dụng 3 viên pin cúc áo tầm phát xạ hơn 300m, tuy nhiên khi mua về bạn phải cấp dòng liên tục bằng mạch ổn áp 3,3V do Q3, R4 và DZ tạo thành – Đó là phần phát tia laser.

Phần thu tia laser do quang trở R1 đảm nhận.

Nguyên lý hoạt động

– Khi có ánh sáng laser chiếu vào quang trở R1 do hiện tượng quang điện làm cho điện trở của R1 giảm mạnh tạo phân cực thuận cho transistor Q1 dẫn thông.
Sụt áp trên colector Q1 làm cho Q2 ngắt nên ngưng cấp nguồn cho mạch cảnh báo –> Loa sẽ kô hú.

– Khi tia laser bị vật cản chắn kô đến được quang trở thì hiện tượng sẽ ngược lại.
Q1 ngưng dẫn làm áp bazơ Q2 tăng cao -> Q2 được phân cực thuận dẫn thông cấp nguồn cho IC alarm –> loa còi sẽ hú liên tục.

– Biến áp T1 hạ dòng xoay chiều qua D1 nắn thành 1 chiều và được lọc & ổn áp bởi C1 C2 ,qua IC U1 cấp 5V cho mạch cảnh báo

– Phần loa bạn chọn loa gốm áp điện cho tiếng hú đanh và xa

IC cảnh báo

Dùng loại chuyên dụng HT2860 cho ra 6 loại cảnh báo khác nhau.

Hiện nay IC này đã ngừng sản xuất. Các bạn có thể thay thế bằng bất kỳ mạch tạo âm thanh nào khác.

Datasheet HT2860

Trong sơ đồ key1 – key6 là 6 phím bấm cho ra 6 loại cảnh báo khác nhau

Các bạn lắp xong mạch ấn phím để nghe thử từng loại, thích loại nào thì bỏ phím ở vị trí tương ứng và hàn chập phím lại để khi cấp nguồn thì mạch sẽ tự chạy luôn!

Lưu ý 

  • Khi lắp bạn phải bọc quang trở vào trong 1 ống nhựa mầu đen để tránh ánh sáng ban ngày tác động vào , quang trở nằm sâu trong ống tầm 2cm.
  • Hệ phát và thu phải cố định chắc chắn tránh rung động làm lệch tia laser gây báo động giả.
  • Bố trí nhiều gương phản chiếu hoặc nhiều hệ thu phát ở các nơi khác nhau bạn sẽ có 1 hệ thống bất khả xâm phạm y như trong phim.
    Chúc các bạn thành công !

Mạch thử với modul laser:

Ngăn chứa pin (lò xo là cực âm vỏ là cực dương) bạn tháo công tắc nút ấn màu đỏ ra và hàn trực tiếp dây cấp nguồn vào sau công tắc.

Hoặc Module Laser này cho dễ lắp:

Quang trở :

**Update designs (phiên bản 2 – chống trộm bằng tia Laser)

Modul laser alarm hoàn thiện kích thước chỉ bằng 2 ngón tay trong mạch đã thêm phần tạo trể khi laser bị tác động dùng NE555 lắp thành mạch đơn ổn.

  • Đầu vào đơn ổn đưa vào cực C của H1061 (thay bằng C828)
  • Đầu ra chân 3 đưa vào chân kích hoạt âm thanh của HT2860 (chân 7 – 13)
    muốn báo động thời gian bao nhiêu các bạn thay giá trị R và C và tính theo công thức T=1,1RC

Với điều kiện bình thường ở môi trường không khí có độ chiết suất cao thì tia laser không dể dàng bị nhìn thấy như 1 số người lầm tưởng (Trừ khi tên trộm nó nghiện thuốc lá – Vừa đi ăn trộm vừa hút !!?)

Đặt quang trở và diode laser trong ống màu đen dài khoảng 3cm thì tên trộm sẽ không thể nhìn thấy tia laser phát ra ở cả đầu phát và thu – ngoại trừ trên người của hắn !

Nguồn: minhdt.info

5/5 - (4 bình chọn)
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter

Thuộc chủ đề:Cảm biến, HOME AUTOMATION, Mạch linh tinh Tag với:555, chống trộm, laser, minhdt, quang trở, tia

Bài viết trước « Arduino cơ bản 09: Cảm biến ánh sáng (Quang trở) cách chia điện áp trong môi trường Arduino
Bài viết sau Cách đọc sơ đồ mạch điện công nghiệp »

Reader Interactions

Sidebar chính

Zalo hỏi đáp 24/7

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook
  • RSS

Bạn đang tìm gì?

Bài viết mới nhất

Mạch điều chỉnh âm lượng (Audio Fader)

Mạch điều chỉnh âm lượng (Audio Fader)

24/09/2023

Thông số dây quấn cách điện cho máy biến áp và cuộn kháng

Thông số dây quấn cách điện cho máy biến áp và cuộn kháng

24/09/2023

Thuyết điện tử

Thuyết điện tử

24/09/2023

Bảng tra Varistor phần tử bảo vệ quá áp

Bảng tra Varistor phần tử bảo vệ quá áp

24/09/2023

Triac là gì, Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Triac là gì, Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

24/09/2023

Chuyên mục

  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN (252)
    • Công nghiệp (16)
    • Dân dụng (28)
    • Điện tử ứng dụng (183)
      • Audio / Amplifiers (34)
      • Biến đổi AC và DC (24)
      • Cảm biến (44)
      • Động cơ bước (6)
      • Kiểm thử và đo đạc (23)
      • LCD (15)
      • LED (20)
      • Mạch linh tinh (27)
      • Nguồn điện (42)
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc (24)
      • RF – FM (5)
      • Robotic (2)
    • HOME AUTOMATION (28)
    • Lập trình (94)
      • ARDUINO PROJECT (39)
      • ESP32 PROJECT (6)
      • ESP8266 PROJECT (29)
      • RASPBERRY PI PROJECT (9)
      • Vi điều khiển (24)
    • Nixie Clock (3)
  • Kiến thức căn bản (170)
    • Arduino (36)
    • Điện tử cơ bản (77)
    • Điện tử số (9)
    • IN 3D (9)
    • Nixie Tube (13)
    • PCB (18)
    • Raspberry Pi (10)
    • Vi điều khiển (16)

Footer

Bài viết mới nhất

  • Mạch điều chỉnh âm lượng (Audio Fader)
  • Thông số dây quấn cách điện cho máy biến áp và cuộn kháng
  • Thuyết điện tử
  • Bảng tra Varistor phần tử bảo vệ quá áp
  • Triac là gì, Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
  • Mạch chia tần số trong âm thanh

Bình luận mới nhất

  • admin trong Điều khiển quạt tản nhiệt tự động
  • Nguyễn mạnh trung trong Điều khiển quạt tản nhiệt tự động
  • admin trong Đồng hồ dùng GLCD Homephone V2.0 – Gà mổ thóc
  • nam trong Đồng hồ dùng GLCD Homephone V2.0 – Gà mổ thóc

Tìm kiếm

Tất cả nội dung trên website chỉ dùng để tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về thông tin thành viên đăng tải lên website và xóa bài viết khi có vi phạm bản quyền tác giả.