• HOME
  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN
    • Lập trình
      • ARDUINO PROJECT
      • ESP8266 PROJECT
      • ESP32 PROJECT
      • RASPBERRY PI PROJECT
      • Vi điều khiển
    • Điện tử ứng dụng
      • Audio / Amplifiers
      • Nguồn điện
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc
      • Biến đổi AC và DC
      • Robotic
      • Cảm biến
      • LED
      • LCD
      • Động cơ bước
      • Mạch linh tinh
      • Test & Measurement
      • RF – FM
    • Nixie Clock
    • HOME AUTOMATION
    • Dân dụng
    • Công nghiệp
  • KIẾN THỨC CĂN BẢN
    • Điện tử cơ bản
    • Điện tử số
    • PCB
    • Nixie Tube
    • Raspberry Pi
    • Vi điều khiển
    • Arduino
    • IN 3D
  • DOWNLOAD
    • Phần mềm điện tử
    • Giáo trình
      • Giáo trình Điện – Điện tử
      • Giáo trình Tự Động Hóa
      • Giáo trình Viễn thông
    • Đề tài
      • Đề tài – Điện – Điện Tử
      • Đề tài – Tự Động Hóa
      • Đề tài – Viễn thông
    • Điện tử ứng dụng
    • Tài liệu nước ngoài
    • Hướng dẫn, sửa chữa
    • Sơ đồ, nguyên lý thiết bị
    • Tiêu chuẩn – Đo lường – Thử nghiệm
    • Datasheet
  • LIÊN HỆ
  • SẢN PHẨM

Mạch Điện Lý Thú

Sơ đồ nguyên lý, PCB, đồ án, tài liệu, DIY

Bạn đang ở:Trang chủ / DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN / Điện tử ứng dụng / Biến đổi AC và DC / Những lưu ý khi sử dụng nguồn tổ ong để được lâu dài

Những lưu ý khi sử dụng nguồn tổ ong để được lâu dài

19/02/2022 by admin Để lại bình luận

Đã được đăng vào 31/05/2019 @ 15:04

Những lưu ý khi sử dụng nguồn tổ ong để được lâu dài

Mục lục hiện
Những lưu ý khi sử dụng nguồn tổ ong để được lâu dài
ĐẶT NGUỒN Ở NƠI THÔNG THOÁNG KHÔNG BỤI BẨN
KHÔNG BẬT TẮT NGUỒN LIÊN TỤC
KHÔNG ĐẶT Ở NƠI CÓ ĐIỆN LƯỚI KHÔNG ỔN ĐỊNH
KHÔNG DÙNG QUÁ CÔNG SUẤT DANH ĐỊNH
CHỌN THƯƠNG HIỆU HOẶC LOẠI ĐÃ DÙNG

 Nguồn tổ ong có độ chịu đòn không được như nguồn dùng biến áp, nhưng nó có ưu điểm là kích thước nhỏ – nhẹ lại cho công suất lớn điện áp ổn định với chi phí đầu tư tương đối ít.

Xem thêm:

  • Nguồn tổ ong là gì? Có nên dùng nguồn tổ ong hay không?
  • Nguồn tuyến tính và nguồn Switching: Các loại nguồn sử dụng cho hệ thống nhúng (Phần 1)
  • Nguồn tuyến tính và nguồn switching: Các loại nguồn sử dụng cho hệ thống nhúng (Phần 2)

Bản chất nguồn tổ ong được cấu tạo chủ yếu từ các linh kiện bán dẫn và một số linh kiện khác, nên muốn nguồn sử dụng được lâu dài, không gặp sự cố bất thường chúng ta phải lưu ý:

ĐẶT NGUỒN Ở NƠI THÔNG THOÁNG KHÔNG BỤI BẨN

Trong môi trường nóng ẩm và ô nhiễm nhiều khói bụi như hiện nay thì sau một thời gian sử dụng bụi bẩn sẽ theo quạt gió vào làm mạch nguồn bám đầy bụi, bụi này cản trở quá trình tản nhiệt của linh kiện.

Khi thời tiết xấu độ ẩm tăng cao vào mùa xuân và mùa mưa khiến nó trở thành chất dẫn điện gây chập mạch, hoặc lớp bụi này giữ lại hơi nước ở chân linh kiện, sau một thời gian chân linh kiện bị ăn mòn và đứt, dẫn đến mạch không hoạt động được.

KHÔNG BẬT TẮT NGUỒN LIÊN TỤC

Khi dùng chúng ta bật tắt liên tục điện áp nguồn 220V sẽ làm giảm tuổi thọ linh kiện điện tử một cách nhanh chóng, vì mỗi lần bật tắt các linh kiện phải chịu xung áp ở mức cao.

Hoặc sau nguồn là các tải động cơ, điện cảm, điện dung lớn thường có dòng khởi động rất lớn.

Ở giai đoạn khởi động này nguồn làm việc ở trên giá trị định mức dẫn đến linh kiện chịu đựng quá tải ngắn hạn thường xuyên.

KHÔNG ĐẶT Ở NƠI CÓ ĐIỆN LƯỚI KHÔNG ỔN ĐỊNH

Điện lưới không ổn định cũng là một điều đại kỵ với nguồn xung mặc dù giải điện áp chịu đựng của nguồn tương đối lớn.

Vì khi điện áp thay đổi nếu mạch lắp các linh kiện chất lượng thấp hoặc thiết kế không tốt dẫn đến trạng thái quá điều khiển hoặc quán tính khâu điều khiển lớn làm mạch hoạt động quá mức hoặc sai lệch gây cháy hỏng.

KHÔNG DÙNG QUÁ CÔNG SUẤT DANH ĐỊNH

Ngưỡng nhiệt độ phá hỏng của linh kiện điện tử tương đối thấp, thông thường dưới 150 độ C. Nếu sử dụng công suất tải bằng hoặc lớn hơn công suất danh định thì các linh kiện này luôn phải làm việc với cường độ cao, quá trình tản nhiệt các linh kiện công suất trong mạch không được tốt cũng dẫn đến hỏng.

Trong một vài trường hợp các nguồn tổ ong nguồn gốc từ Trung Quốc có chất lượng rất kém, hoặc công suất công bố thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế cũng là nguồn gốc làm hỏng.

CHỌN THƯƠNG HIỆU HOẶC LOẠI ĐÃ DÙNG

Nếu có đủ điều kiện về tài chính bạn hãy chọn nguồn tổ ong từ các nhà sản xuất có uy tín, vì chất lượng của họ luôn được đảm.

Với các thương hiệu mà bạn dùng thấy ổn thì hãy tiếp tục mua và sử dụng các loại nguồn từ nhà sản xuất này.

Không nên lựa chọn nguồn có giá quá rẻ, các loại nguồn này được bày bán rất nhiều, linh kiện chất lượng thấp chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc,  nếu bạn đã sử dụng sẽ thấy các điện trở trong nguồn thường có màu xanh, đây là loại điện trở rẻ.

Đặc biệt các linh kiện nguồn có chân cắm làm bằng sắt sau khoảng thời gian ngắn sử dụng trong môi trường có độ ẩm cao các chân này bị hoen rỉ và đứt lìa.

Trên đây là một vài kinh nghiệm chọn và lưu ý khi sử dụng nguồn tổ ong, nếu có gì sai hoặc thiếu sót bạn hãy góp ý ở phần bình luận ở cuối bài viết này.

Nguồn: machdientu.org

4/5 - (2 bình chọn)
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter

Bài viết liên quan

Mạch nguồn điều chỉnh điện áp DC bằng 2N3055 từ 0.7V – 24V
Mạch nguồn điều chỉnh điện áp DC bằng 2N3055 từ 0.7V – 24V
Nguồn tổ ong là gì? Có nên dùng nguồn tổ ong hay không?
Nguồn tổ ong là gì? Có nên dùng nguồn tổ ong hay không?
Mạch lọc nguồn

Thuộc chủ đề:Biến đổi AC và DC, Nguồn điện Tag với:bảo quản, nguồn, nguồn tổ ong, nguồn xung

Bài viết trước « Tổng hợp ký hiệu bản vẽ điện dân dụng và các loại sơ đồ mạch
Bài viết sau Vẽ và Copy mạch PCB sử dụng Spint Layout 6 »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Zalo hỏi đáp 24/7

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook
  • RSS

Bạn đang tìm gì?

Bài viết mới nhất

Mạch Ampli 100W dùng IC TDA7294

Mạch Ampli 100W dùng IC TDA7294

21/05/2022

Xác định khoảng cách khi đỗ xe bằng cảm biến HC-SRF04 sử dụng ESP8266 và App Blynk

21/05/2022

Điều khiển động cơ Servo SG90 bằng App Blynk sử dụng NodeMCU ESP8266

21/05/2022

Mạch ampli 60W dùng sò D880

Mạch ampli 60W dùng sò D880

21/05/2022

Mạch đóng ngắt Rơ le

Mạch đóng ngắt Rơ le

21/05/2022

Chuyên mục

  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN (245)
    • Công nghiệp (16)
    • Dân dụng (28)
    • Điện tử ứng dụng (178)
      • Audio / Amplifiers (34)
      • Biến đổi AC và DC (23)
      • Cảm biến (43)
      • Động cơ bước (6)
      • Kiểm thử và đo đạc (23)
      • LCD (15)
      • LED (19)
      • Mạch linh tinh (27)
      • Nguồn điện (39)
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc (22)
      • RF – FM (5)
      • Robotic (2)
    • HOME AUTOMATION (27)
    • Lập trình (92)
      • ARDUINO PROJECT (39)
      • ESP32 PROJECT (6)
      • ESP8266 PROJECT (29)
      • RASPBERRY PI PROJECT (9)
      • Vi điều khiển (22)
    • Nixie Clock (3)
  • Kiến thức căn bản (163)
    • Arduino (36)
    • Điện tử cơ bản (72)
    • Điện tử số (9)
    • IN 3D (9)
    • Nixie Tube (13)
    • PCB (18)
    • Raspberry Pi (10)
    • Vi điều khiển (14)

Footer

Bài viết mới nhất

  • Mạch Ampli 100W dùng IC TDA7294
  • Xác định khoảng cách khi đỗ xe bằng cảm biến HC-SRF04 sử dụng ESP8266 và App Blynk
  • Điều khiển động cơ Servo SG90 bằng App Blynk sử dụng NodeMCU ESP8266
  • Mạch ampli 60W dùng sò D880
  • Mạch đóng ngắt Rơ le
  • Hướng dẫn làm KIT AVR đơn giản

Bình luận mới nhất

  • Ernesto trong Nguyên lý cảm biến siêu âm chống nước JSN-SR04T và sơ đồ mạch
  • admin trong Mạch Ampli 19W dùng IC LA4440
  • Hoài trong Cách thay thế transistor tương đương
  • Dương trong Mạch Ampli 19W dùng IC LA4440

Tìm kiếm

Tất cả nội dung trên website chỉ dùng để tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về thông tin thành viên đăng tải lên website và xóa bài viết khi có vi phạm bản quyền tác giả.