• HOME
  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN
    • Lập trình
      • ARDUINO PROJECT
      • ESP8266 PROJECT
      • ESP32 PROJECT
      • RASPBERRY PI PROJECT
      • Vi điều khiển
    • Điện tử ứng dụng
      • Audio / Amplifiers
      • Nguồn điện
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc
      • Biến đổi AC và DC
      • Robotic
      • Cảm biến
      • LED
      • LCD
      • Động cơ bước
      • Mạch linh tinh
      • Test & Measurement
      • RF – FM
    • Nixie Clock
    • HOME AUTOMATION
    • Dân dụng
    • Công nghiệp
  • KIẾN THỨC CĂN BẢN
    • Điện tử cơ bản
    • Điện tử số
    • PCB
    • Nixie Tube
    • Raspberry Pi
    • Vi điều khiển
    • Arduino
    • IN 3D
  • DOWNLOAD
    • Phần mềm điện tử
    • Giáo trình
      • Giáo trình Điện – Điện tử
      • Giáo trình Tự Động Hóa
      • Giáo trình Viễn thông
    • Đề tài
      • Đề tài – Điện – Điện Tử
      • Đề tài – Tự Động Hóa
      • Đề tài – Viễn thông
    • Điện tử ứng dụng
    • Tài liệu nước ngoài
    • Hướng dẫn, sửa chữa
    • Sơ đồ, nguyên lý thiết bị
    • Tiêu chuẩn – Đo lường – Thử nghiệm
    • Datasheet
  • LIÊN HỆ
  • SẢN PHẨM

Mạch Điện Lý Thú

Sơ đồ nguyên lý, PCB, đồ án, tài liệu, DIY

Bạn đang ở:Trang chủ / DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN / Điện tử ứng dụng / Biến đổi AC và DC / Nguồn tổ ong là gì? Có nên dùng nguồn tổ ong hay không?

Nguồn tổ ong là gì? Có nên dùng nguồn tổ ong hay không?

09/12/2021 by admin Để lại bình luận

Đã được đăng vào 23/05/2019 @ 13:24

Nguồn tổ ong là gì? Có nên dùng nguồn tổ ong hay không?

Mục lục hiện
Nguồn tổ ong là gì? Có nên dùng nguồn tổ ong hay không?
Ưu điểm nguồn tổ ong
Nhược điểm
Các thành phần cơ bản
– Biến áp xung:
– Cầu chì:
– Cuộn chống nhiễu, tụ lọc sơ cấp, điode chỉnh lưu:
– Sò công suất:
– Tụ lọc nguồn thứ cấp:
– IC quang và IC TL431 :

Nguồn tổ ong là cách ngọi khác của nguồn xung.

Cái tên nguồn tổ ong bắt nguồn từ hình dạng các lỗ thông hơi thoát nhiệt của bộ nguồn xung được đục lỗ lục giác giống với cấu tạo của tổ ong nên dân gian gọi vậy cho thân thuộc dễ nhớ.

Xem thêm:

  • Các loại nguồn xung thông dụng và nguyên lý hoạt động
  • Những lưu ý khi sử dụng nguồn tổ ong để được lâu dài

Nguồn xung là bộ nguồn có tác dụng biến đổi từ nguồn điện xoay chiều sang nguồn điện một chiều bằng chế độ dao động xung tạo bằng mạch điện tử kết hợp với một biến áp xung.

Chúng ta biết rằng nguồn tuyến tính cổ điển sử dụng biến áp sắt từ để làm nhiệm vụ hạ áp

rồi sau đó dùng chỉnh lưu kết hợp với ic nguồn tuyến tính tạo ra các cấp điện áp một chiều theo yêu cầu như: 3.3V, 5V, 6V…

Nguồn tuyến tích thường rất nặng, cồng kềnh và tốn vật liệu nên không còn được sử dụng nhiều trong một vài trường hợp

(vì nguồn tuyến tính có một vài ưu điểm tốt mà nguồn xung không bao giờ đạt được, nguồn xung luôn tạo ra sóng hài làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng lưới điện)

Sơ đồ khối (nguồn tổ ong là gì-nguồn xung)

Ưu điểm nguồn tổ ong

Giá thành rẻ, gọn, nhẹ dễ tích hợp cho những thiết bị nhỏ gọn, hiệu suất cao,

Nhược điểm

Chế tạo đòi hỏi kỹ thuật cao, thiết kế phức tạp, việc sửa chữa cũng khó khăn cho những người mới học 

Ngoài ra tuổi thọ của nó thường không cao (do cấu tạo chủ yếu bằng các linh kiện bán dẫn)

Cấu tạo cơ bản một bộ nguồn tổ ong

Các thành phần cơ bản

Nhìn vào board mạch trên ta thấy rằng một bo nguồn xung sẽ bao gồm những linh kiện cơ bản sau:

– Biến áp xung: 

Cũng cấu tạo gồm các cuộn dây quán trên một lõi từ giống như biến áp thông thường chỉ có điều biến áp này sử dụng lõi ferit còn biến áp thường sử dụng lỗi thép kỹ thuật điện . Với cùng một kích thước thì biến áp xung cho công suất lớn hơn biến áp thường rất nhiều lần. Ngoài ra biến áp xung hoạt động tốt ở dải tần cao còn biến áp thường chỉ hoạt động ở dải tần thấp.

– Cầu chì: 

Bảo vệ mạch nguồn bị ngắn mạch

– Cuộn chống nhiễu, tụ lọc sơ cấp, điode chỉnh lưu: 

Có nhiệm vụ biến đổi điện áp xoay chiều 220V thành điện áp một chiều tích trữ trên tụ lọc sơ cấp để cung cấp năng lượng cho cuộn sơ cấp của máy biến áp xung

– Sò công suất: 

Đây là một linh kiện bán dẫn dùng như một công tắc chuyển mạch , đó có thể là transistor, mosfet, IC tích hợp, IGBT có nhiệm vụ đóng cắt điện từ chân (+) của tụ lọc sơ cấp vào cuộn dây sơ cấp của biến áp xung rồi cho xuống mass.

– Tụ lọc nguồn thứ cấp: 

Dùng để tích trữ năng lượng điện từ cuộn thứ cấp của biến áp xung để cấp cho tải tiêu thụ. Chúng ta biết rằng khi cuộn sơ cấp của biến áp được đóng cắt điện liên tục bằng sò công suất thì xuất hiện từ trường biến thiên dẫn đến cuộn thứ cấp của biến áp cũng xuất hiện một điện áp ra. Điện áp này được chỉnh lưu qua một vài diode rồi đưa ra tụ lọc (tụ điện) thứ cấp để san phẳng điện áp.

– IC quang và IC TL431 : 

Có nhiệm vụ tạo ra một điện áp cố định để khống chế điện áp ra bên thứ cấp ổn định theo mong muốn. Chúng sẽ làm nhiệm vụ khống chế dao dộng đóng cắt điện vào cuộn sơ cấp của biến áp xung sao cho điện áp ra bên thứ cấp đạt yêu cầu.

5/5 - (1 bình chọn)
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter

Bài viết liên quan

Mạch ampli 60W dùng sò D880
Mạch ampli 60W dùng sò D880
Mạch đóng ngắt Rơ le
Mạch đóng ngắt Rơ le
Các mạch điện tử lý thú by minhdt
Các mạch điện tử lý thú by minhdt

Thuộc chủ đề:Biến đổi AC và DC, Nguồn điện Tag với:Biến áp, diode, IGBT, mosfet, nguồn, nguồn tổ ong, nguồn xung, transistor

Bài viết trước « Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo dòng và điện áp
Bài viết sau Hệ số công suất cos phi và cách tính »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Zalo hỏi đáp 24/7

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook
  • RSS

Bạn đang tìm gì?

Bài viết mới nhất

Mạch Ampli 100W dùng IC TDA7294

Mạch Ampli 100W dùng IC TDA7294

21/05/2022

Xác định khoảng cách khi đỗ xe bằng cảm biến HC-SRF04 sử dụng ESP8266 và App Blynk

21/05/2022

Điều khiển động cơ Servo SG90 bằng App Blynk sử dụng NodeMCU ESP8266

21/05/2022

Mạch ampli 60W dùng sò D880

Mạch ampli 60W dùng sò D880

21/05/2022

Mạch đóng ngắt Rơ le

Mạch đóng ngắt Rơ le

21/05/2022

Chuyên mục

  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN (245)
    • Công nghiệp (16)
    • Dân dụng (28)
    • Điện tử ứng dụng (178)
      • Audio / Amplifiers (34)
      • Biến đổi AC và DC (23)
      • Cảm biến (43)
      • Động cơ bước (6)
      • Kiểm thử và đo đạc (23)
      • LCD (15)
      • LED (19)
      • Mạch linh tinh (27)
      • Nguồn điện (39)
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc (22)
      • RF – FM (5)
      • Robotic (2)
    • HOME AUTOMATION (27)
    • Lập trình (92)
      • ARDUINO PROJECT (39)
      • ESP32 PROJECT (6)
      • ESP8266 PROJECT (29)
      • RASPBERRY PI PROJECT (9)
      • Vi điều khiển (22)
    • Nixie Clock (3)
  • Kiến thức căn bản (163)
    • Arduino (36)
    • Điện tử cơ bản (72)
    • Điện tử số (9)
    • IN 3D (9)
    • Nixie Tube (13)
    • PCB (18)
    • Raspberry Pi (10)
    • Vi điều khiển (14)

Footer

Bài viết mới nhất

  • Mạch Ampli 100W dùng IC TDA7294
  • Xác định khoảng cách khi đỗ xe bằng cảm biến HC-SRF04 sử dụng ESP8266 và App Blynk
  • Điều khiển động cơ Servo SG90 bằng App Blynk sử dụng NodeMCU ESP8266
  • Mạch ampli 60W dùng sò D880
  • Mạch đóng ngắt Rơ le
  • Hướng dẫn làm KIT AVR đơn giản

Bình luận mới nhất

  • Ernesto trong Nguyên lý cảm biến siêu âm chống nước JSN-SR04T và sơ đồ mạch
  • admin trong Mạch Ampli 19W dùng IC LA4440
  • Hoài trong Cách thay thế transistor tương đương
  • Dương trong Mạch Ampli 19W dùng IC LA4440

Tìm kiếm

Tất cả nội dung trên website chỉ dùng để tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về thông tin thành viên đăng tải lên website và xóa bài viết khi có vi phạm bản quyền tác giả.