• HOME
  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN
    • Lập trình
      • ARDUINO PROJECT
      • ESP8266 PROJECT
      • ESP32 PROJECT
      • RASPBERRY PI PROJECT
      • Vi điều khiển
    • Điện tử ứng dụng
      • Audio / Amplifiers
      • Nguồn điện
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc
      • Biến đổi AC và DC
      • Robotic
      • Cảm biến
      • LED
      • LCD
      • Động cơ bước
      • Mạch linh tinh
      • Test & Measurement
      • RF – FM
    • Nixie Clock
    • HOME AUTOMATION
    • Dân dụng
    • Công nghiệp
  • KIẾN THỨC CĂN BẢN
    • Điện tử cơ bản
    • Điện tử số
    • PCB
    • Nixie Tube
    • Raspberry Pi
    • Vi điều khiển
    • Arduino
    • IN 3D
  • DOWNLOAD
    • Phần mềm điện tử
    • Giáo trình
      • Giáo trình Điện – Điện tử
      • Giáo trình Tự Động Hóa
      • Giáo trình Viễn thông
    • Đề tài
      • Đề tài – Điện – Điện Tử
      • Đề tài – Tự Động Hóa
      • Đề tài – Viễn thông
    • Điện tử ứng dụng
    • Tài liệu nước ngoài
    • Hướng dẫn, sửa chữa
    • Sơ đồ, nguyên lý thiết bị
    • Tiêu chuẩn – Đo lường – Thử nghiệm
    • Datasheet
  • LIÊN HỆ
  • SẢN PHẨM

Mạch Điện Lý Thú

Sơ đồ nguyên lý, PCB, đồ án, tài liệu, DIY

Trang chủ » Kiến thức căn bản » IN 3D » OctoPi điều khiển máy in 3D từ xa

OctoPi điều khiển máy in 3D từ xa

23/06/2022 by admin Để lại bình luận

Đã được đăng vào 19/10/2020 @ 14:46

OctoPi điều khiển máy in 3D từ xa

Mục lục hiện
OctoPi điều khiển máy in 3D từ xa
I. Octoprint là gì và làm được gì?
II. Tương thích và có thể mở rộng
III. Mã nguồn mở
IV. Và nhiều tính năng hấp dẫn khác
V. OctoPi
Yêu cầu phần cứng
Yêu cầu phần mềm
Cài đặt

Khi bạn đã có 1 chiếc máy in 3D nhưng các bạn không biết phải điều khiển từ xa nó như thế nào?

Có thể theo dõi trực tiếp được hay không, hay quay lại video quá trình in như thế nào?

Quá trình thiết lập hệ thống bằng tay thì quá rắc rối, vậy thì hãy nghĩ đến một phương án khác đi nào!


Hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các bạn 1 phần mềm mã nguồn mở tích hợp được với các loại máy in 3D hiện nay.

Đó chính là Octoprint!

Xem thêm:

  • Hướng dẫn cài hệ điều hành cho Raspberry Pi
  • Cài đặt Octoprint lên Raspbian

I. Octoprint là gì và làm được gì?

Điều khiển và giám sát từ xa

  • Xem video máy đang in trực tuyến trên website.

  • Nhận phản hồi liên tục về tiến trình in hiện tại.

  • Hiển thị tiến trình in trong từng layer GCODE hiện đang in.

  • Điều khiển và kiểm soát nhiệt độ in của trục đùn và bàn nhiệt.

  • Di chuyển đầu in dọc theo tất cả các trục, trục đùn.

  • Bắt đầu, dừng hoặc tạm dừng hoặc huỷ tiến trình hiện tại của bạn, bạn có toàn quyền kiểm soát bất kỳ lúc nào.

II. Tương thích và có thể mở rộng

OctoPrint tương thích với hầu hết các máy in 3D hiện có. Và các plugin cho phép mở rộng chức năng của nó theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là một vài plugin :

  • Có OctoPrint gửi cho bạn thông báo đẩy về tiến độ công việc thông qua Pushbullet hoặc Pushover.
  • Tương thích hoàn toàn giao diện người dùng của OctoPrint trên thiết bị di động qua TouchUI.
  • Tích hợp OctoPrint vào công cụ nhắn tin bạn chọn, như Telegram hoặc Slack.
  • Thu thập số liệu thống kê về máy in và lệnh in của bạn qua lịch sử in hoặc plugin thống kê của máy in.
  • Thêm hỗ trợ cho các máy in cụ thể như máy in Flashforge hoặc Makerbots cũ hơn hoặc máy in Micro 3D.
  • Kho lưu trữ plugin chính thức của OctoPrint được tích hợp ngay trong OctoPrint và việc cài đặt plugin chỉ là một cú nhấp chuột.

III. Mã nguồn mở

OctoPrint là phần mềm miễn phí và mã nguồn mở được phát hành GNU bởi Affero General Public License (AGPL).

Tất cả các mã nguồn của nó có sẵn trong kho Github: https://github.com/foosel/OctoPrint

IV. Và nhiều tính năng hấp dẫn khác

Liệt kê tất cả các tính năng mở rộng thì không biết đến bao giờ các bạn nhỉ, nên để hiểu rõ hơn thì các bạn có thể tự mày mò, đó là một trải nghiệm tuyệt vời đấy!

V. OctoPi

Tại sao là OctoPi wink, OctoPi là sự kết tinh hoa giữa Raspberry Pi và Octoprint.

Có nghĩa là tôi sẽ cài đặt Octoprint trên máy tính nhúng Raspberry Pi.

Nếu các bạn chưa biết Raspberry là gì thì có thể tìm hiểu thêm loạt bài Raspberry tại ĐÂY nhé !

Ở bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng phiên bản Octopi được gói thành file *.img để các bạn có thể sử dụng được một cách thuận tiện.

Nếu các bạn muốn build Octopi trên các phiên bạn Raspbian của các bạn thì hãy theo dõi ở bài viết này nhé.

Yêu cầu phần cứng

  • 1 Máy in 3D
  • 1 máy tính Raspberry 3 (không nên sử dụng Pi Zero W)
  • 1 thẻ nhớ
  • 1 Picam hoặc Usb webcam(có hỗ trợ chế độ plug and play nhé)
  • Dây usb máy in (Type-B to Type-A)

Yêu cầu phần mềm

  • Các bạn down file img tại đây: https://octopi.octoprint.org/latest
  • Phần mềm giải nén win32diskimager: https://sourceforge.net/projects/win32diskimager/files/Archive/

Cài đặt

  • Giải nén file nén .img thẻ nhớ SD giống như bất kỳ file img Raspberry Pi.
  • Định cấu hình kết nối WiFi của bạn bằng cách sửa file octopi-wpa-supplicant.txt. Lưu ý: Không sử dụng WordPad (Windows) hoặc TextEdit (MacOS X) để mở tệp. Sử dụng Notepad ++, Atom hoặc VSCode.
  • Cắm máy thẻ nhớ vào Raspberry và khởi động.
  • Đăng nhập vào Pi của bạn thông qua SSH hoặc putty (có thể sử dụng phần mềm quét IP nếu bạn không có màn hình) còn không thì cắm vào màn hình và sử dụng lên ifconfig để biết IP của OctoPi, tên người dùng mặc định là “pi”, mật khẩu mặc định là “raspberry”.
  • Truy cập OctoPrint thông qua http: //octopi.local hoặc http: // <địa chỉ ip của pi của bạn>.

Hoặc các bạn có thể theo dõi video sau:

Nguồn: mechasolution.vn

5/5 - (1 bình chọn)
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter

Bài viết liên quan

Căn chỉnh bộ đùn nhựa (Extruder) máy in 3D
Căn chỉnh tốc độ rút nhựa trong in 3D – Retraction Calibration
Cài đặt Octoprint lên Raspbian

Thuộc chủ đề:IN 3D, Raspberry Pi, RASPBERRY PI PROJECT Tag với:3D printer, in 3D, OctoPi, octoprint, raspberry pi

Bài viết trước « Cách đọc Datasheet của linh kiện điện tử
Bài viết sau Hướng dẫn thiết kế phần cứng KIT STM32 Blue Pill »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Zalo hỏi đáp 24/7

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook
  • RSS

Bạn đang tìm gì?

Bài viết mới nhất

Hệ sinh thái STM32 Cube trong Lập trình STM32 với HAL

26/06/2022

Cài đặt STM32 CubeMX và Keil C lập trình STM32

26/06/2022

Đèn năng lượng mặt trời dùng Arduino

26/06/2022

Nguồn tuyến tính là gì

26/06/2022

Cách cài đặt và sử dụng ST LINK Utility

26/06/2022

Chuyên mục

  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN (245)
    • Công nghiệp (16)
    • Dân dụng (28)
    • Điện tử ứng dụng (178)
      • Audio / Amplifiers (34)
      • Biến đổi AC và DC (23)
      • Cảm biến (43)
      • Động cơ bước (6)
      • Kiểm thử và đo đạc (23)
      • LCD (15)
      • LED (19)
      • Mạch linh tinh (27)
      • Nguồn điện (39)
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc (22)
      • RF – FM (5)
      • Robotic (2)
    • HOME AUTOMATION (27)
    • Lập trình (92)
      • ARDUINO PROJECT (39)
      • ESP32 PROJECT (6)
      • ESP8266 PROJECT (29)
      • RASPBERRY PI PROJECT (9)
      • Vi điều khiển (22)
    • Nixie Clock (3)
  • Kiến thức căn bản (163)
    • Arduino (36)
    • Điện tử cơ bản (72)
    • Điện tử số (9)
    • IN 3D (9)
    • Nixie Tube (13)
    • PCB (18)
    • Raspberry Pi (10)
    • Vi điều khiển (14)

Footer

Bài viết mới nhất

  • Hệ sinh thái STM32 Cube trong Lập trình STM32 với HAL
  • Cài đặt STM32 CubeMX và Keil C lập trình STM32
  • Đèn năng lượng mặt trời dùng Arduino
  • Nguồn tuyến tính là gì
  • Cách cài đặt và sử dụng ST LINK Utility
  • Cài đặt Package cho CubeMX và Keil C

Bình luận mới nhất

  • Ernesto trong Nguyên lý cảm biến siêu âm chống nước JSN-SR04T và sơ đồ mạch
  • admin trong Mạch Ampli 19W dùng IC LA4440
  • Hoài trong Cách thay thế transistor tương đương
  • Dương trong Mạch Ampli 19W dùng IC LA4440

Tìm kiếm

Tất cả nội dung trên website chỉ dùng để tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về thông tin thành viên đăng tải lên website và xóa bài viết khi có vi phạm bản quyền tác giả.