• HOME
  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN
    • Lập trình
      • ARDUINO PROJECT
      • ESP8266 PROJECT
      • ESP32 PROJECT
      • RASPBERRY PI PROJECT
      • Vi điều khiển
    • Điện tử ứng dụng
      • Audio / Amplifiers
      • Nguồn điện
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc
      • Biến đổi AC và DC
      • Robotic
      • Cảm biến
      • LED
      • LCD
      • Động cơ bước
      • Mạch linh tinh
      • Test & Measurement
      • RF – FM
    • Nixie Clock
    • HOME AUTOMATION
    • Dân dụng
    • Công nghiệp
  • KIẾN THỨC CĂN BẢN
    • Điện tử cơ bản
    • Điện tử số
    • PCB
    • Nixie Tube
    • Raspberry Pi
    • Vi điều khiển
    • Arduino
    • IN 3D
  • DOWNLOAD
    • Phần mềm điện tử
    • Giáo trình
      • Giáo trình Điện – Điện tử
      • Giáo trình Tự Động Hóa
      • Giáo trình Viễn thông
    • Đề tài
      • Đề tài – Điện – Điện Tử
      • Đề tài – Tự Động Hóa
      • Đề tài – Viễn thông
    • Điện tử ứng dụng
    • Tài liệu nước ngoài
    • Hướng dẫn, sửa chữa
    • Sơ đồ, nguyên lý thiết bị
    • Tiêu chuẩn – Đo lường – Thử nghiệm
    • Datasheet
  • LIÊN HỆ
  • SẢN PHẨM

Mạch Điện Lý Thú

Sơ đồ nguyên lý, PCB, đồ án, tài liệu, DIY

Bạn đang ở:Trang chủ / Kiến thức căn bản / Điện tử cơ bản / Cấp nguồn và phân cực cho Transistor như thế nào

Cấp nguồn và phân cực cho Transistor như thế nào

22/11/2021 by admin 1 Bình luận

Đã được đăng vào 20/05/2019 @ 16:31

Cấp nguồn và phân cực cho Transistor như thế nào

Mục lục hiện
Cấp nguồn và phân cực cho Transistor như thế nào
Nội dung
Ứng dụng của Transistor
Cấp điện cho Transistor ( Vcc – điện áp cung cấp )
Phân cực (định thiên) cho Transistor .
* Phân cực :
* Tại sao phải phân cực cho Transistor nó mới sẵn sàng hoạt động ?
Một số mach phân cực khác
* Mạch phân cực dùng hai nguồn điện khác nhau
* Mach phân cực có điện trở phân áp
* Mạch phân cực có hồi tiếp

Nội dung

Ứng dụng của Transistor, Cấp nguồn cho Transistor, Phân cực ( Định thiên ) cho Transistor hoạt động, Mạch phân cực có hồi tiếp.

Ứng dụng của Transistor

Transistor có thể xem là linh kiện quan trọng nhất trong các thiết bị điện tử;

Các loại IC thực chất là các mạch tích hợp nhiều Transistor trong một linh kiện duy nhất.

Trong các mạch điện Transistor được dùng để khuyếch đại tín hiệu tương tự, chuyển trạng thái của mạch số, sử dụng làm các công tắc điện tử, làm các bộ tạo dao động v v…

Xem thêm:

  • Cách kiểm tra Transistor
  • Transistor hoạt động thế nào?

 

Cấp điện cho Transistor ( Vcc – điện áp cung cấp )

Để sử dụng Transistor trong mạch cần phải cấp cho nó một nguồn điện

Tuỳ theo mục đích sử dụng mà nguồn điện được cấp trực tiếp vào Transistor hay đi qua điện trở, cuộn dây v v…

Nguồn điện Vcc cho Transistor được quy ước là nguồn cấp cho cực CE.


Cấp nguồn Vcc cho Transistor ngược và thuận
  • Nếu Transistor là ngược NPN thì Vcc phải là nguồn dương (+), nếu Transistor là thuận PNP thì Vcc là nguồn âm (-)

 

Phân cực (định thiên) cho Transistor .

*  Phân cực :

Là cấp một nguồn điện vào chân B ( qua trở phân cực) để đặt Transistor vào trạng thái sẵn sàng hoạt động 

Sẵn sàng khuyếch đại các tín hiệu cho dù rất nhỏ.

Cấp nguồn và phân cực cho Transistor như thế nào

* Tại sao phải phân cực cho Transistor nó mới sẵn sàng hoạt động ? 

Để hiếu được điều này ta hãy xét  hai sơ đồ trên :

  • Ở trên là hai mạch sử dụng transistor để khuyếch đại tín hiệu, một mạch chân B không được phân cực và một mạch chân B được phân cực thông qua Rđt.
  • Các nguồn tín hiệu đưa vào khuyếch đại thường có biên độ rất  nhỏ ( từ 0,05V đến 0,5V ) khi đưa vào chân B( đèn chưa có phân cực) các tín hiệu này không đủ để tạo ra dòng IBE( đặc điểm mối P-N phaỉ có 0,6V mới có dòng chạy qua ) => vì vậy cũng không có dòng ICE  =>  sụt áp trên Rg = 0V và điện áp ra chân C = Vcc
  • Ở sơ đồ thứ 2 , Transistor có Rđt phân cực => có dòng IBE, khi đưa tín hiệu nhỏ vào chân B => làm cho dòng IBEtăng hoặc giảm => dòng ICE  cũng tăng hoặc giảm , sụt áp trên Rg cũng thay đổi => và kết quả đầu ra ta thu được một tín hiệu tương tự đầu vào nhưng có biên độ lớn hơn.

 =>Kết luận :

Phân cực nghĩa là tạo một dòng điện IBE ban đầu, một sụt áp trên Rg ban đầu để khi có một nguồn tín hiệu yếu đi vào cực B 

Dòng IBE sẽ tăng hoặc giảm => dòng ICE cũng tăng hoặc giảm => dẫn đến sụt áp trên Rg cũng tăng hoặc giảm => và sụt áp này chính là tín hiệu ta cần lấy ra .

Một số mach phân cực khác

* Mạch phân cực dùng hai nguồn điện khác nhau

Cấp nguồn và phân cực cho Transistor như thế nào

* Mach phân cực có điện trở phân áp

Để có thể khuếch đại được nhiều nguồn tín hiệu mạnh yếu khác nhau, mạch phân cực thường sử dụng thêm điện trở phân áp Rpa đấu từ B xuống Mass.


Mạch phân cực có điện trở phân áp Rpa

* Mạch phân cực có hồi tiếp

Là mạch có điện trở phân cực đấu từ đầu ra (cực C ) đến đầu vào ( cực B) mạch này có tác dụng tăng độ ổn định cho mạch khuyếch đại khi hoạt động.

5/5 - (1 bình chọn)
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter

Bài viết liên quan

Cầu phân áp, chia áp và phần mềm tính toán
Kiểm tra Transistor sống hay chết
Cách kiểm tra Transistor
Mạch ampli 60W dùng sò D880
Mạch ampli 60W dùng sò D880

Thuộc chủ đề:Điện tử cơ bản Tag với:định thiên, hồi tiếp, phân áp, phân cực, transistor

Bài viết trước « Điện trường là gì ?
Bài viết sau Đĩa VCD 300 Game Điện Tử 4 Nút Chơi Trên Đầu Đĩa QISHENG »

Reader Interactions

Sidebar chính

Zalo hỏi đáp 24/7

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook
  • RSS

Bạn đang tìm gì?

Bài viết mới nhất

Kit thực hành Arduino – EGYDuino

27/05/2022

Cài đặt Platform IO để lập trình ESP32

27/05/2022

Mạch khuếch đại công suất âm thanh 65W

26/05/2022

Hướng dẫn tải và sử dụng Hercules Terminal

26/05/2022

Sơ đồ chân ESP32 và ngoại vi

26/05/2022

Chuyên mục

  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN (245)
    • Công nghiệp (16)
    • Dân dụng (28)
    • Điện tử ứng dụng (178)
      • Audio / Amplifiers (34)
      • Biến đổi AC và DC (23)
      • Cảm biến (43)
      • Động cơ bước (6)
      • Kiểm thử và đo đạc (23)
      • LCD (15)
      • LED (19)
      • Mạch linh tinh (27)
      • Nguồn điện (39)
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc (22)
      • RF – FM (5)
      • Robotic (2)
    • HOME AUTOMATION (27)
    • Lập trình (92)
      • ARDUINO PROJECT (39)
      • ESP32 PROJECT (6)
      • ESP8266 PROJECT (29)
      • RASPBERRY PI PROJECT (9)
      • Vi điều khiển (22)
    • Nixie Clock (3)
  • Kiến thức căn bản (163)
    • Arduino (36)
    • Điện tử cơ bản (72)
    • Điện tử số (9)
    • IN 3D (9)
    • Nixie Tube (13)
    • PCB (18)
    • Raspberry Pi (10)
    • Vi điều khiển (14)

Footer

Bài viết mới nhất

  • Kit thực hành Arduino – EGYDuino
  • Cài đặt Platform IO để lập trình ESP32
  • Mạch khuếch đại công suất âm thanh 65W
  • Hướng dẫn tải và sử dụng Hercules Terminal
  • Sơ đồ chân ESP32 và ngoại vi
  • Kit thực hành Arduino BO.DUINO – Atmega328p

Bình luận mới nhất

  • Ernesto trong Nguyên lý cảm biến siêu âm chống nước JSN-SR04T và sơ đồ mạch
  • admin trong Mạch Ampli 19W dùng IC LA4440
  • Hoài trong Cách thay thế transistor tương đương
  • Dương trong Mạch Ampli 19W dùng IC LA4440

Tìm kiếm

Tất cả nội dung trên website chỉ dùng để tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về thông tin thành viên đăng tải lên website và xóa bài viết khi có vi phạm bản quyền tác giả.