Đã được đăng vào 08/12/2020 @ 16:07
Nguồn tuyến tính là gì?
Trong quá trình sửa chữa nhiều loại thiết bị điện tử thì khi mở ra chúng tôi bắt gặp rất nhiều các loại nguồn như nguồn xung, nguồn tuyến tính,nguồn không sử dụng biến áp,…
Để giúp các bạn thợ mới vào nghề và những bạn sinh viên mới học điện tử
Hôm nay tôi sẽ trình bày cấu tạo và nguyên lí hoạt động của nguồn tuyến tính.
Xem thêm:
- Nguồn tuyến tính và nguồn Switching: Các loại nguồn sử dụng cho hệ thống nhúng (Phần 1)
- Nguồn tuyến tính và nguồn switching: Các loại nguồn sử dụng cho hệ thống nhúng (Phần 2)
- Các loại nguồn xung thông dụng và nguyên lý hoạt động
- Tìm hiểu khối nguồn và cách kiểm tra sửa chữa
Trước hết muốn hiểu rõ về mạch nguồn tuyến tính là gì thì chúng ta phải biết khái niệm về nó
Có thể định nghĩa đơn giản dễ hiểu như sau:
Mạch nguồn tuyến tính là mạch điện biến đổi điện áp xoay chiều thành điện áp một chiều ở tần số thấp thông thường chủ yếu là ở 50hz sau đó được lọc phẳng trên tụ điện và được khống chế thành điện áp cố định để cấp cho tải.
Trong quá trình sửa chữa rất nhiều mạch nguồn trong các thiết bị thực tế như bếp từ ,nồi cơm , lò vi sóng ,máy giặt ,điều hòa
Tôi thấy thực tế nguồn tuyến tính có sơ đồ khối như sau:
Nguyên lí hoạt động của từng khối
Biến áp
Có nhiệm vụ biến đổi điện áp xoay chiều từ điện thế này sang điện thế khác có cùng tần số
Trong mạch nguồn tuyến tính thì nó làm nhiệm vụ hạ áp từ 220VAC xuống một mức điện áp xoay chiều nào đó tùy nhà thiết kế để cấp cho mạch chỉnh lưu.
Khối chỉnh lưu
Chỉnh là nắn , lưu là dòng nên có thể hiểu chỉnh lưu là biến dòng điện (điện áp) xoay chiều thành dòng điện (điện áp) một chiều để cấp cho mạch điện tử.
Trong thực tế khối này thường sử dụng diode đơn lẻ hoặc diode cầu để biến đổi điện áp .
Để tôi minh hoa cho các bạn dễ hiểu các mạch chỉnh lưu thường dùng trong thực tế .
Chỉnh lưu nửa chu kì
Chú ý :
Nếu các bạn muốn lấy điện áp âm sau chỉnh lưu thì các bạn chi cần xoay ngược đầu diode như hình dưới đây
Đây là câu trả lời cho rất nhiều bạn đã từng hỏi chúng tôi cách tạo ra điện áp âm như thế nào .
Chỉnh lưu toàn kì có điểm giữa
Chỉnh lưu toàn kì cho ra điện áp sau chỉnh lưu liên tục với diode DS1 và DS2 thay phiên nhau làm việc
Trong trường hợp các bạn muốn lấy điện áp âm
Thì chỉ việc mắc ngược lại giống với chỉnh lưu nửa chu kì đã xét ở phía trên .
Chỉnh lưu toàn sóng sử dụng cầu diode
Trong thực tế kiểu sử dụng cầu diode này được dùng rất nhiều trong thực tế
Vì nó cho ra toàn sóng nên cho hiệu suất cao
Sử dụng được trong những mạch điện áp cao và công suất lớn .
Cầu diode này có thể sử dụng 4 con diode đơn lẻ ghép với nhau
Hoặc sử dụng luôn 1 cầu diode dc tích hợp sẵn 4 con bên trong :
Khối lọc nguồn
Khối này rất đơn giản là chỉ sử dụng một tụ hóa để lọc phẳng điện áp một chiều để cấp cho tải .
Giá trị điện dung càng cao thì lọc càng phẳng
Trong nhiều trường hợp muốn tăng giá trị điện dung thì các bạn có thể ghép song song 2 con tụ.
Khối ổn áp
Khối này có nhiệm vụ tạo điện áp cố định để cấp cho tải
Trong nhiều trường hợp điện áp AC của chúng ta trong thực tế có thể biến đổi
Do đó dẫn đến mạc bị biến đổi điện áp nếu không có mạch tạo điện áp cố định thì trong nhiều trường hợp có thể gây hỏng tải đằng sau.
Trong thực tế
Người ta hay sử dụng ic ổn áp họ 78xx ,79xx để cấp điện áp cố định ra tải với xx thể hiện số điện áp .
Sơ đồ mạch điện cơ bản :
Trong nhiều trường hợp
Các nhà thiết kế không sử dụng ic ổn áp mà lại sử dụng một linh kiện thông dụng để tạo điện áp chuẩn đó là diode zenner .
Mạch cơ bản như sau :
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA NGUỒN TUYẾN TÍNH
Ưu điểm : Đơn giản ,dễ lắp ráp ,dễ sửa chữa và điều chỉnh.
Nhược điểm : Đối với tải có công suất lớn yêu cầu biến áp có công suất lớn dẫn đến cồng kềnh ,giá thành cao va từ trường tản do biến áp gây ra ảnh hưởng đến mạch điện tử.
– Mạch ổn áp phải nối tiếp với tải và làm việc cùng tải .
Với tải ăn dòng lớn thì ổn áp cũng phải làm viêc với dòng lớn dẫn đến phần tử ổn áp nóng nhiều
Tản nhiệt phải lớn dẫn đến cồng kềnh ,đắt tiền, tuổi thọ của ổn áp thấp ( không mong muốn ).
– Giải ổn áp hẹp, độ ổn định không cao , điện trở trong của nguồn lớn .
Như vậy tôi đã trình bày cho các bạn cấu tạo và nguyên lí hoạt động của mạch nguồn tuyến tính trong thực tế .
Các bạn hãy nắm vững những khối trong đó và cách thức sử dụng nó thì việc sửa chữa nguồn tuyến tính sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều .
Tôi hy vọng bạn thích bài viết này và học được điều gì đó từ chúng
Hãy hỏi bất kì câu hỏi nào dưới phần bình luận ,tôi sẽ giải đáp chúng!
Trả lời