• HOME
  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN
    • Lập trình
      • ARDUINO PROJECT
      • ESP8266 PROJECT
      • ESP32 PROJECT
      • RASPBERRY PI PROJECT
      • Vi điều khiển
    • Điện tử ứng dụng
      • Audio / Amplifiers
      • Nguồn điện
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc
      • Biến đổi AC và DC
      • Robotic
      • Cảm biến
      • LED
      • LCD
      • Động cơ bước
      • Mạch linh tinh
      • Test & Measurement
      • RF – FM
    • Nixie Clock
    • HOME AUTOMATION
    • Dân dụng
    • Công nghiệp
  • KIẾN THỨC CĂN BẢN
    • Điện tử cơ bản
    • Điện tử số
    • PCB
    • Nixie Tube
    • Raspberry Pi
    • Vi điều khiển
    • Arduino
    • IN 3D
  • DOWNLOAD
    • Phần mềm điện tử
    • Giáo trình
      • Giáo trình Điện – Điện tử
      • Giáo trình Tự Động Hóa
      • Giáo trình Viễn thông
    • Đề tài
      • Đề tài – Điện – Điện Tử
      • Đề tài – Tự Động Hóa
      • Đề tài – Viễn thông
    • Điện tử ứng dụng
    • Tài liệu nước ngoài
    • Hướng dẫn, sửa chữa
    • Sơ đồ, nguyên lý thiết bị
    • Tiêu chuẩn – Đo lường – Thử nghiệm
    • Datasheet
  • LIÊN HỆ
  • SẢN PHẨM

Mạch Điện Lý Thú

Sơ đồ nguyên lý, PCB, đồ án, tài liệu, DIY

Bạn đang ở:Trang chủ / DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN / Điện tử ứng dụng / LCD / Đồng hồ dùng GLCD Homephone V2.0 – Gà mổ thóc

Đồng hồ dùng GLCD Homephone V2.0 – Gà mổ thóc

17/04/2022 by admin Để lại bình luận

Đã được đăng vào 31/05/2021 @ 12:56

Sau thành công của phiên bản đầu tiên Gphone Clock (Dam Clock V1.0).

Bản đầu tiên V1.0 xem ở đây: Đồng hồ sử dụng LCD máy Homephone – Gphone Clock

Hôm nay mình tiếp tục chia sẻ phiên bản Đồng hồ dùng GLCD Homephone V2.0 – Gà mổ thóc.

Đồng hồ phiên bản Gà mổ thóc này vẫn sử dụng GLCD 128×64 trong máy bàn không dây Homephone của Viettel và máy Gphone.

Xem thêm:

  • Đồng hồ thời gian thực (Read Time Clock – DS1307) sử dụng Arduino
  • Đồng hồ sử dụng LCD máy Homephone – Gphone Clock
  • Đồng hồ số hiển thị trên LED 7 đoạn dùng 89S52 và DS1307
  • Hiển thị thời gian thực (RTC DS1307) lên LCD16x2 bằng giao tiếp I2C trong môi trường Arduino

Mình cũng quyết định chia sẻ full code C bản V2.0 – Gà mổ thóc này để anh em nghiên cứu .

Hy vọng rằng anh em có ai share hoặc thương mại thì cũng bớt ra 1 vài dòng chót cho tác giả để mình thấy công sức của mình bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng…Xin cảm ơn!

Phần cứng

Mục lục hiện
Phần cứng
Linh kiện
Giới thiệu màn hình GLCD 12864 Homephone Viettel hoặc GPhone VNPT
Một số tài liệu
Phần mềm
Cài đặt
Tải Phiên Bản V2.0 – File mô phỏng Proteus và File Hex
Video Demo GPHONE Clock V2.0 – Gà mổ thóc

VÌ ĐANG SỬ DỤNG BOARD TEST NÊN CHƯA CÓ MẠCH IN PHẦN CỨNG

NÊN MÌNH ĐÃ UP MẠCH NGUYÊN LÝ TRONG FILE NÉN.

AI CHỜ PHẦN CỨNG TỪ MÌNH THÌ CẮM TẠM TEST BOARD THEO SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ NHÉ.

Mạch nguyên lý

 

Linh kiện

Màn hình GLCD máy Homphone/Gphone ra 10 chân giao tếp IPS

  • Màn hình GLCD máy Homphone/Gphone
  • Vi điều khiển AT89S52 / AT89C52
  • IC thời gian thực DS1307
  • Cảm biến nhiệt độ DS18B20
  • Pin + đế pin Cmos
  • Tụ gốm, tụ hóa, điện trở, Jack, Jumer …
  • 2 tran A1015 hoặc S8550…
  • Còi chíp

( Thông số linh kiện có trong file nguyên lý và sơ đồ chân )

Giới thiệu màn hình GLCD 12864 Homephone Viettel hoặc GPhone VNPT

Màn hình GLCD 12864 HOMEPHONE/GPHONE từ điện thoại Viettel hoặc Vinaphone

Xem hướng dẫn sử dụng chi tiết ở đây nhé:

Hướng dẫn sử dụng glcd ST7565 homephone và chia sẻ thư viện

  • Sử dụng IC điều khiển ST7565
  • Điện áp: 3,3 – 5,5 VDC (Không khuyến khích sử dụng 5V)
  • Kích thước viền ngoài: 60 x 90.5 x 10 mm
  • Kích thước màn hình: 70 x 47 mm.
  • Độ phân giải: 128px x 64px

GLCD mã PCB-S68063-1 V02

GLCD của máy điện thoại không dây Gphone do hãng ZTE sản xuất theo đơn đặt hàng của VNPT.

Ưu điểm của LCD này là đẹp, rẻ có thể đi nhặt đồng nát hoặc xin được, vì giá những con GLCD trên thị trường cũng khá khó kiếm

GLCD có đèn nền mầu trắng hoặc màu vàng sẫm tùy đời máy Gphone

Giao tiếp SPI 4 line tiết kiệm chân MCU, điện áp hoạt động theo mình dò được khoảng 2.2-3.3V (2.5V) và các tính năng khác mình có nêu rõ trong ghi chú Code.

Điều đáng nói ở đây là tài liệu về con GLCD này là không có trên mạng lên việc xác định chân cẳng hoàn toàn bằng kinh nghiệm và chip driver cũng noname luôn, nhưng thật may là mình đã test thử với con ST7565, ST7567… mà tìm ra tập lệnh tương thích với nó.

Sơ đồ chân 1 vài loại GLCD

Như vậy từ bây giờ các bạn có thể sử dụng nó như một Text LCD 20×8 với bộ font được bạn Lê Đắc Đảm biên soạn sẵn và chế độ Graphic cho những bạn nào thích đồ họa đen trắng 😀

Sau đây là sơ đồ nguyên lý chung cho GLCD: Tất cả các LCD trong máy Gphone đều giống nhau!!!!

Chú ý: Vị trí chân của LCD này khác so với LCD 9 chân như sau

  • Serial input data =  SDA or SI or DIN or MOSI ( chân 7 của màn hình )
  • Serial clock = SCL or SCK or SCLK ( chân 3 của màn hình )
  • Data/command select = RS or AO or DC ( chân 4 của màn hình )
  • LCD chip reset = RST or REST ( chân 2 của màn hình )
  • LCD chip select = CS or CE or SS or EN or SCE ( chân 8 của màn hình )

Màn dùng điện áp <5V nên khi cấp nguồn + cho chân 9 của màn hình từ khoảng 2,5-3,3V hoặc dùng cầu chia áp bằng 2 điện trở 10K.

Nguồn (-) cấp vào chân 1 và 10 của màn hình.

Cấp nguồn cho 2 chân led nền là 5 và 6 của màn hình

Một số tài liệu

Bộ font, thư viện mẫu, hướng dẫn sử dụng bạn có thể tải tại đây:

Public Homephone LCD Library – Thư viện điều khiển màn hình LCD điện thoại công cộng và điện thoại bàn

ST7565 LCDs

homephone_LCD

Phần mềm

  • Hiển thị giờ phút giây, này tháng năm dương, âm lịch
  • Hiển thị nhiệt độ phòng
  • 3 loại font 6x8px ,8x8px và 16x16px
  • Báo thức 20s
  • Báo tròn giờ
  • Hình động gà mổ thóc
  • Thay đổi dấu ngăn cách ngày
  • Bật tắt đèn nền bằng phím Up

( File Hex trong mục tải về phía dưới).

Nếu muốn tham khảo code thì mời bạn đọc bài viết trước V1.0

Cài đặt

  • Nhấn phím menu ( P3.7 ) để vào chế độ cài đặt, nhấn up hoặc down để tăng giảm giá trị, khi cài xong Năm nhấn menu lần nữa thì sẽ thoát menu cài đặt về màn hình chính và lưu lại. Nếu đang cài các giá trị mà không muốn cài nữa thì nhấn giữ nút menu, mạch sẽ trở về màn hình chính và không lưu caid đặt
  • Phím up,down khi cài đặt có thể nhấn giữ để tăng giá trị nhanh hơn.
  • Ngoài màn hình chính nhấn phím UP để bật tắt đèn nền

Tải Phiên Bản V2.0 – File mô phỏng Proteus và File Hex

File nén gồm code hex, file nguyên lý và sơ đồ chân để vẽ mạch in, hiện tại mình đang dùng board nên chưa có file mạch in, mọi người chịu khó vẽ lại vậy.

Muốn mở mạch nguyên lý (File mô phỏng) hãy sử dụng phần mềm Proteus 7.8 (Bấm vào để tải)

GLCD HOMEPHONE CLOCK V2FW0 GAMOTHOC BY LEDACDAM

Hoặc

Link Mediafire

Video Demo GPHONE Clock V2.0 – Gà mổ thóc

Nguồn: Damclock V2.0

5/5 - (2 bình chọn)
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter

Bài viết liên quan

Đo tụ điện bằng Arduino
Lập trình ESP8266 bằng Arduino IDE
P3 – Smart Home – Ổ điện thông minh
Hiển thị hình ảnh Bitmap trên OLED 0.96 sử dụng NodeMCU ESP8266

Thuộc chủ đề:LCD, Vi điều khiển Tag với:8051, code, gà mổ thóc, GLCD, homephone

Bài viết trước « Đồng hồ sử dụng LCD máy Homephone – Gphone Clock
Bài viết sau Lập trình Arduino là gì? Nền tảng lập trình đơn giản nhất hiện nay »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Zalo hỏi đáp 24/7

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Facebook
  • RSS

Bạn đang tìm gì?

Bài viết mới nhất

Sơ đồ chân ESP32 và ngoại vi

26/05/2022

Kit thực hành Arduino BO.DUINO – Atmega328p

26/05/2022

Các loại nguồn xung thông dụng và nguyên lý hoạt động

Các loại nguồn xung thông dụng và nguyên lý hoạt động

26/05/2022

Mạch khuếch đại âm thanh HEXFET 45W

26/05/2022

Điều khiển đèn năng lượng mặt trời dùng Arduino

26/05/2022

Chuyên mục

  • DỰ ÁN & MẠCH ĐIỆN (245)
    • Công nghiệp (16)
    • Dân dụng (28)
    • Điện tử ứng dụng (178)
      • Audio / Amplifiers (34)
      • Biến đổi AC và DC (23)
      • Cảm biến (43)
      • Động cơ bước (6)
      • Kiểm thử và đo đạc (23)
      • LCD (15)
      • LED (19)
      • Mạch linh tinh (27)
      • Nguồn điện (39)
      • Pin sạc/Acquy và mạch sạc (22)
      • RF – FM (5)
      • Robotic (2)
    • HOME AUTOMATION (27)
    • Lập trình (92)
      • ARDUINO PROJECT (39)
      • ESP32 PROJECT (6)
      • ESP8266 PROJECT (29)
      • RASPBERRY PI PROJECT (9)
      • Vi điều khiển (22)
    • Nixie Clock (3)
  • Kiến thức căn bản (163)
    • Arduino (36)
    • Điện tử cơ bản (72)
    • Điện tử số (9)
    • IN 3D (9)
    • Nixie Tube (13)
    • PCB (18)
    • Raspberry Pi (10)
    • Vi điều khiển (14)

Footer

Bài viết mới nhất

  • Sơ đồ chân ESP32 và ngoại vi
  • Kit thực hành Arduino BO.DUINO – Atmega328p
  • Các loại nguồn xung thông dụng và nguyên lý hoạt động
  • Mạch khuếch đại âm thanh HEXFET 45W
  • Điều khiển đèn năng lượng mặt trời dùng Arduino
  • Cầu phân áp, chia áp và phần mềm tính toán

Bình luận mới nhất

  • Ernesto trong Nguyên lý cảm biến siêu âm chống nước JSN-SR04T và sơ đồ mạch
  • admin trong Mạch Ampli 19W dùng IC LA4440
  • Hoài trong Cách thay thế transistor tương đương
  • Dương trong Mạch Ampli 19W dùng IC LA4440

Tìm kiếm

Tất cả nội dung trên website chỉ dùng để tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về thông tin thành viên đăng tải lên website và xóa bài viết khi có vi phạm bản quyền tác giả.