Đã được đăng vào 10/05/2017 @ 17:03
Mạch đóng ngắt Rơ le
Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn chưa biết nhiều về các ứng dụng của linh kiện điện tử đó là sử dụng transistor với chức năng khóa điện tử.
Xem thêm:
- Các mạch điện tử lý thú by minhdt
- Sơ đồ mạch bơm nước tự động bằng phao và rơ le cảm biến
- Mạch điều khiển đèn tự động dùng quang trở và ic NE555
- Hướng dẫn tạo mạch điện tự động bật/tắt theo tiếng vỗ tay
Mạch đóng ngắt Relay sử dụng Transistor
Như chúng ta đã biết qua trong tài liệu điện tử cơ bản là transistor có đặc tính khuếch đại
Ở bài viết này ta sẽ xét Transistor hoạt động ở chế độ bão hòa tức làm việc hết công suất
Để hình dung rõ hơn mình đã chuẩn bị sẵn một mạch điện để ta phân tích hoạt động thực tế (Không lý thuyết dài dòng)
Ở hình vẽ trên ta sử dụng Trans NPN để đóng ngắt Rơ le đóng tiếp điểm thường mở
Nguyên lý hoạt động như sau:
- Khi “Tin hieu” đưa vào là mức 0 (Tức =0V) thì Q1 không dẫn do không có dòng IBE >> Role không làm việc.
- Khi “Tin hieu” đưa vào là mức 1 (Tức =5V) thì sẽ qua R1 hạn dòng, phân áp qua R3 làm cho Q1 dẫn thông lúc này ta có dòng Ice là dòng điện chạy qua cuộn dây >> Q1 >> Mát, Role đóng tiếp điểm thường mở (ĐK thiết bị nào đó).
- Diot D1 trong mạch có tác dụng chống lại dòng điện cảm ứng do cuộn đây sinh ra làm hỏng transistor.
Mục đích của R1 là tạo dòng vào cực B của trans tới ngưỡng bão hòa để trans hoạt động như 1 chiếc khóa có điều kiện.
Lưu ý:
Dòng vào của Tin hiệu là rất nhỏ không thể chạy thẳng Role được nên ta mới sử dụng transistor để kích dòng cho role.
Nhờ có linh kiện này mà ta có thể nghĩ ra được rất nhiều ý tưởng với nó ngoài kích dòng cho role như:
Kích dòng cho LED (led quảng cáo, LED 7 thanh, LED Matrix…) đảm bảo sáng rõ nét, đóng – cắt đường tín hiệu, đảo chiều động cơ DC với mạch cầu H (sẽ nói sau)…
** Trong thực tế các sản phẩm có cả biến thể của nó nhất là việc thay thế role (relay) nhằm giảm chi phí mà vẫn điều khiển được đường tín hiệu chuyển mạch một cách tự động, không còn tiếng kêu lạch cạch của tiếp điểm Relay nữa.
Mạch đóng ngắt Relay sử dụng cách li quang Opto và Transistor:
Mạch đóng ngắt Relay sử dụng Opto và Transistor
Ưu điểm:
- Có thể cách li hoàn toàn phần tín hiệu điều khiển với phần nguồn cấp cho Relay.
- Nhờ cách li tốt qua Opto nên hạn chế nhiễu khi hoạt động.
- Phù hợp ứng dụng cho Bật/Tắt các loại tải cảm như động cơ, máy bơm…
Nhược điểm:
- Tốn nhiều linh kiện hơn –> Chi phí sản xuất, chế tạo cao hơn.
- Phức tạp với người mới tiếp cận.
lộc viết
ad có thể giải thích thêm về con dìode đc ko ạ
admin viết
Trong bài mình có giải thích rồi mà
“Diot D1 trong mạch có tác dụng chống lại dòng điện cảm ứng do cuộn đây sinh ra làm hỏng tranzitor”
Dat viết
Ad cho hỏi con tranzitor trên mạch là con nào cũng đc ak với mạch này dùng để đóng ngắt động cơ dc có ok không
admin viết
Theo mạch trên thì dùng bất kỳ Transistor NPN (Trans Ngược) nào cũng được! Mạch này KHÔNG NÊN dùng cho đóng ngắt động cơ. Nếu dùng cho động cơ thì nên đóng ngắt qua mạch có cách li quang bằng Opto kèm mạch Snubber để bảo vệ nữa nhé!
Phương trâu viết
Chào ad, cho mình hỏi 2 điện trở trong hình tính toán như thế nào ạ?? Tks.
Phong hay hỏi viết
cho em hỏi mạch trên quá 5V là sẽ tự động ngắt mạch đúng không ạ
admin viết
Không bạn nhé